Hỗn hợp X gồm hai este hai chức và một este ba chức đều no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần vừa đủ 2,065 mol O2, thu được CO2 và H2O. Nếu đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol và 34,64 gam hỗn hợp Z gồm ba muối của ba axit cacboxylic. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn trong bình tăng 25,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 2,85 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este hai chức có khối lượng phân tử lớn hơn trong E là
A. 35,42%. B. 29,90%. C. 32,30%. D. 28,16%.
nEste hai chức tổng = a; nEste ba chức = b; nCO2 = c; nH2O = d
nX = a + b = 0,2 (1)
Bảo toàn O —> 4a + 6b + 2,065.2 = 2c + d (2)
X đều no, mạch hở nên: a + 2b = c – d (3)
nOH(Y) = nNaOH = 2a + 3b
Bảo toàn khối lượng:
(44c + 18d – 2,065.32) + 40(2a + 3b) = 34,64 + (25,6 + 2a + 3b) (4)
(1)(2)(3)(4) —> a = b = 0,1; c = 1,81; d = 1,51
—> nNaOH = 0,5 và mY = 26,1
Đốt Y tạo nCO2 = u và nH2O = v —> u + v = 2,85
mY = 12u + 2v + 0,5.16 = 26,1
—> u = 1,24; v = 1,61
—> nY = v – u = 0,37 > nE nên phải có ancol đơn chức.
TH1: Y gồm AOH (0,24) và B(OH)2 (0,13) (Bấm hệ nY và nO(Y) để tính số mol)
nC = 0,24CA + 0,13CB = 1,24 —> 24CA + 13CB = 124
—> CA = 3, CB = 4 là nghiệm duy nhất.
Y gồm C3H7OH (0,24) và C4H8(OH)2 (0,13), kết hợp số mol các este ta có X gồm:
(R1COO)(R2COO)C4H8: 0,03 mol
P(COOC3H7)2: 0,07 mol
RCOO-C4H8-OOC-P-COO-C3H7: 0,1 mol
(Với 2 trong 3 gốc R, R1, R2 trùng nhau)
mZ = 0,1(R + 67) + 0,03(R1 + 67) + 0,03(R2 + 67) + 0,17(P + 134) = 34,64
—> 10R + 3R1 + 3R2 + 17P = 114
—> R = 1, P = 0 —> R1 + R2 = 104/3: Vô lý, loại.
TH2: Y gồm AOH (0,305) và B(OH)3 (0,065) (Bấm hệ nY và nO(Y) để tính số mol)
Loại vì nB(OH)3 < b.