Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Thủy phân X trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T (Y và Z thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon và đều tác dụng với Na giải phóng H2). Nếu đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được nCO2 = nH2O. Nếu đốt cháy hoàn toàn Z thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 2:3. Cho 0,52 gam T phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3, thu được 1,08 gam Ag và chất hữu cơ E (ME – MT = 50).
Chọn nhận xét sai?
A. Tổng số nguyên tử C trong X, Y, Z và T bằng 14
B. Tỉ lệ nguyên tử H trong Y và T là 1:1
C. Ở nhiệt đô thường chất Y không tác dụng với Cu(OH)2
D. Chất T có mạch cacbon không phân nhánh
Câu trả lời tốt nhất
Y, Z đơn chức, tác dụng với Na tạo H2:
Đốt Y có nCO2 = nH2O —> Y là axit no, đơn chức.
Đốt Z có nCO2 : nH2O = 2 : 3 —> Z là C2H5OH
Y, Z cùng C —> Y là CH3COOH
—> Phát biểu C sai.
T tráng gương nên X có dạng CH3COO-CHOH-R-COOC2H5
—> T là OHC-R-COOH và E là R(COONH4)2
nT = nAg/2 = 0,005 —> MT = 104
—> R = 30: HO-CH
X là CH3COO-CHOH-CHOH-COOC2H5
T là OHC-CHOH-COOH và E là HO-CH(COONH4)2
Tại sao T là OHC-R-COOH lại ra được R(COONH4)2 vậy thầy ?
em nghĩ rằng chỉ có gốc -CHO chuyển thôi mà, sao gốc axit cooh lại chuyển được hả thầy ????