Isoamyl acetate thường được sử dụng làm chất phụ gia để tạo mùi chuối trong thực phẩm hoặc được dùng làm hương liệu nhân tạo. Một học sinh tiến hành điều chế isoamyl acetate theo các bước
sau
Bước 1: Cho vào bình cầu 26,4 mL isoamyl alcohol (d = 0,81 g/mL), 40 mL acetic acid (d =1,049 g/mL) và 2,5 mL H2SO4 đậm đặc, cho thêm vào bình vài viên đá bọt. Lắp ống sinh hàn hồi lưu thẳng đứng vào miệng bình cầu. Sau đó đun nóng bình cầu trong khoảng 1,5 giờ.
Bước 2: Sau khi đun, để nguội rồi rót sản phẩm vào phễu chiết, thêm 50 mL nước cất vào phiễu, lắc đều rồi để yên khoảng 5 phút, lúc đó chất lỏng tách thành hai lớp, loại bỏ phần chất lỏng phía dưới,
lấy phần chất lỏng phía trên.
Bước 3: Cho từ từ dung dịch Na2CO3 10% vào phần chất lỏng thu lấy ở bước 2 và lắc đều cho đến
khi không còn khí thoát ra, thêm tiếp 20 mL dung dịch NaCl bão hòa rồi để yên khi đó chất lỏng tách
thành hai lớp. Chiết lấy phần chất lỏng phía trên, thu được 26,0 mL isoamyl acetate (d = 0,876 g/mL).
a. Biết tổng lượng isoamyl acetate bị thất thoát ở bước 2 và 3 là 5% so với lượng thu được ở trên,hiệu suất phản ứng ester hóa ở bước 1 bằng 72,1 %.
b. Việc lắp ống sinh hàn ở bước 1 nhằm mục đích hạn chế sự thất thoát chất lỏng ra khỏi bình cầu và ống nghiệm.
c. Tiến hành đo phổ khối lượng (MS) của isoamyl acetate sẽ xuất hiện peak ion phân tử có m/z =130
d. Thêm dung dịch Na2CO3 ở bước 3 nhằm trung hòa lượng acid còn lẫn trong isoamyl acetate.
e. Không cần thiết lắp đặt ống sinh hàn.
f. Lượng acid đậm đặc có thể thay thế bằng HNO3 đặc và HF.
Số phát biểu đúng?