Neo Pentan

Khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, để trả lời cho câu hỏi “Nồng độ chất tham gia ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?”, học sinh đã tiến hành thí nghiệm theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị 2 cốc thuỷ tinh 250 mL được đánh dấu A và B.
Bước 2: Rót 50 mL dung dịch hydrochloric acid (HCl) 1 M vào cốc A; 50 mL dung dịch HCl 2 M vào cốc B.
Bước 3: Cho 1 gam bột kẽm (Zn) vào mỗi cốc. Quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 cốc.
Phát biểu nào sau đây đúng?
1. “Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào nồng độ chất tham gia” có thể là một giả thuyết tương ứng với câu hỏi trên.
2. Ở bước 3, nếu sử dụng bột đồng (Cu) thay cho bột Zn thì thí nghiệm vẫn phù hợp để trả lời câu hỏi trên.
3. Nếu trong cùng một khoảng thời gian (khi Zn chưa tan hết ở cả 2 cốc) lượng khí thoát ra ở cốc nào nhiều hơn thì có thể kết luận tốc độ phản ứng ở cốc đó lớn hơn cốc còn lại.
4. Ở bước 3, nếu cho 1 gam Zn dạng viên vào cốc A, 1 gam bột Zn vào cốc B thì có thể cho thấy được tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

cái gì vị đã trả lời