Hòa tan hoàn toàn 39,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 , kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,68 lít hỗn hợp Y chứa hai khí có khối lượng 0,9 gam. Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được 175,82 gam muối khan. Nếu cho 0,245 mol kim loại M tác dụng với Cl2 dư thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 27,195 gam B. 38,8325 gam
C. 18,2525 gam D. 23,275 gam
Câu trả lời tốt nhất
M khí = 12 —> Có khí H2 —> M là kim loại kiềm hoặc kiềm thổ
Tuy nhiên cô cạn X chỉ thu được muối, không có kiềm —> Kiềm đã tác dụng với NH4NO3 —> Khí còn lại là NH3
Trong Y tính được nH2 = 0,025 và nNH3 = 0,05
Đặt nNH4NO3 dư = a
m muối = 39,2 + 62(0,025.2 + 0,05.8 + 8a) + 80a = 175,82
—> a = 0,18875 mol
Kim loại M hóa trị x. Bảo toàn electron:
x.39,2/M = 0,025.2 + 0,05.8 + 8a
—> M = 20x —> x = 2 và M = 40 (Ca)
nCaCl2 = nCa = 0,245
—> mCaCl2 = 27,195 gam
cho em hỏi tại sao M = 12 thì trong hỗn hợp khí có h2 vậy ạ
cho e hỏi vậy là NH4NO3 đc tạo ra do kim loại td vơi HNO3 nhưng trong mấy kim loại đc học đâu có Ca đâu ạ ?
Cho em hỏi phương trình bài này có phải là:
- M + HNO3 -> MNO3 + NH4NO3 + H2O
- M + H2O -> MOH + H2
- MOH + NH4NO3 -> MNO3 + NH3 + H2O
Phương trình thế này đúng chưa ạ?
Ad cho em hỏi là dạng bài tập này có được sắp theo thứ tự thời gian không ạ? Tức là những phần phía sau có phải là những bài tập mới hơn không ạ?
Ad cho em hỏi :
Chỗ : m muối = 39,2 + 62.(0,025.2 + 0,05.8 + 8a) + 80a = 175,82.
Em không hiểu chỗ 62(0,025.2 + 0,05.8 + 8a).
Mong anh nói qua phần đó em hiểu với. Cảm ơn anh ạ.
ad oi giả sử m là kl kiềm thì khi cho vào dung dịch nó tác dụng với h2o tạo thành bazo trc xong làm sao raa dc Nh4no3 vậy ạ