Lấy 2 thanh kim loại X, Y có cùng khối lượng và đứng trước Pb trong dãy điện hóa. Nhúng thanh X vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh Y vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, lấy các thanh kim loại ra khỏi dung dịch và cân lại, thấy khối lượng của thanh X giảm 1% và của thanh Y tăng 152% so với khối lượng ban đầu. Biết số mol các kim loại X và Y tham gia phản ứng bằng nhau và tất cả Cu, Pb thoát ra bám hết vào các thanh X, Y.
Mặt khác, để hòa tan 3,9 gam kim loại X cần V ml dung dịch HCl và thu được 1,344 lít khí H2 (đktc), còn để hòa tan 4,26 gam oxit của kim loại Y cũng cần dùng V ml dung dịch HCl nói trên.
a) Hãy so sánh hóa trị của các kim loại X và Y. Tìm hai kim loại X, Y đó.
b) Số mol của Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong 2 dung dịch này thay đổi như thế nào?
Câu trả lời tốt nhất
2X + 2nHCl —> 2XCln + nH2
0,12/n…0,12………………..0,06
—> MX = 3,9n/0,12 = 65n/2
—> n = 2 và MX = 65: X là Zn
Y2Om + 2mHCl —> 2YClm + mH2O
0,06/m……..0,12
—> 2Y + 16m = 4,26m/0,06
—> Y = 55m/2
—> m = 2, Y = 55: Y là Mn
Do Mn và Zn tham gia phản ứng với số mol như nhau nên Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 trong dung dịch giảm với số mol như nhau.