Lúc bình thường, dịch vị dạ dày có nồng độ ion H+ là 2.10-4 M. Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn đi vào dạ dày làm giải phóng acid HCl, lúc này nồng độ ion H+ là 4.10-2 M.
a) Tính pH của dạ dày lúc bình thường và lúc tiêu hóa thức ăn.
b) “ợ nóng” là cảm giác đau rát ở thực quản gây ra do sự gia tăng nồng độ hydrochloric acid (HCl) trong dạ dày. Cách đơn giản nhất để giảm chứng ợ nóng nhẹ là nuốt nước bọt nhiều lần do nước bọt có chứa ion bicarbonate (HCO3-), hoạt động như một base, khi nuốt vào sẽ trung hoà một phần acid trong thực quản. Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa HCl và HCO3-.
c) Có thể điều trị chứng ợ nóng bằng cách sử dụng các thuốc kháng acid, chẳng hạn “sữa magie” có thành phần chủ yếu là huyền phù Mg(OH)2. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng giữa HCl và Mg(OH)2; giải thích vì sao “sữa magie” hiệu quả hơn nước bọt trong việc trung hoà acid thực quản.
Câu trả lời tốt nhất
a.
Lúc bình thường: pH = -lg[2.10^-4] = 3,70
Lúc tiêu hóa thức ăn: pH = -lg[4.10^-2] = 1,40
b.
HCl + HCO3- —> Cl- + CO2 + H2O
c.
Mg(OH)2 + 2HCl —> MgCl2 + 2H2O
Mg(OH)2 hiệu quả hơn nước bọt trong việc trung hoà acid thực quản vì lượng nước bọt không nhiều và nồng độ HCO3- trong nước bọt cũng không cao, vì vậy nuốt nước bọt chỉ là giải pháp tình thế. Nuốt nước bọt cũng làm hệ tiêu hóa hiểu lầm là bắt đầu tiêu hóa thức ăn nên HCl sẽ tăng cao.