Công thức mối liên hệ giữa H+ phản ứng và sản phẩm khử:
2H+ + NO3- + 1e —> NO2 + H2O
4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O
10H+ + 2NO3- + 8e —> N2O + 5H2O
12H+ + 2NO3- + 10e —> N2 + 6H2O
10H+ + NO3- + 8e —> NH4+ + 3H2O
Sau các phản ứng trên, nếu còn H+ dư và còn kim loại đứng trước H thì:
2H+ + 2e —> H2
Nếu hỗn hợp chất khử chứa các oxit thì tốn thêm H+ để chuyển phần oxi trong oxit này thành H2O:
2H+ + O —> H2O
Vậy:
nH+ = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong oxit
Chú ý:
- Nếu khuyết sản phẩm khử nào, hoặc không có H2, hoặc không có oxit trong chất khử thì bỏ các số hạng đó ra khỏi công thức trên.
- Nếu hỗn hợp ban đầu chứa bazo hoặc muối thì phải đổi về oxit trước khi lấy oxi đưa vào công thức trên, ví dụ FeCO3 = FeO + CO2; 2Al(OH)3 = Al2O3 + 3H2O
- Mặc định là có NH4+ nếu 2 điều kiện sau được thỏa mãn: Trong chất khử chứa kim loại có tính khử ≥ Zn và phần khí không nói là sản phẩm khử duy nhất.
- Dễ thấy rằng phản ứng tạo ra H2 diễn ra sau các phản ứng tạo sản phẩm khử chứa N (Do NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh hơn H+), như vậy, khi có H2 thì NO3- đã hết.
Vấn đề về muối Fe3+, Fe2+ trong dung dịch sau phản ứng, bấm đây để xem.
thầy ơi, nếu mà là chất al2o3 thì khi cho vào công thức tính mol axit thì sẽ thành 6nO2 phải không ạ?
anh ơi thế nếu bài toán cho hỗn hợp kim loại , oxit kim loại , muối sunfua(tan trong H+) và lưu huỳnh tác dụng với H2SO4 đặc tạo ra sp khử SO2 thì lúc này nH+ pứ có được tính bằng công thức nH+ = 2nO + 4nSO2 ko ạ?
Cho em hỏi dạng bài tập hòa tối đa thêm bao nhiêu gam sắt. Thì sau khi viết hết pt OXH khử, tính được H+ dư. Thì lúc này sắt tác dụng với H+ dư chuyển về sắt 2 đúng không thầy
thầy ơi cho e hỏi là nếu có fe(no3)2 thì lấy oxi ở đây dùng trong công thức mol h+ như thế nào ạ?
Cho em hỏi nếu mà H+ dư thì tại sao dung dịch sau phản ứng không có NO3- ạ, mong ad giải đáp, em cảm ơn!
Cho em hỏi câu này với ạ.
Làm sao để biết được chất nào phải tính trong công thức H+ vậy ạ, chẳng hạn như em thấy vd 1 bài:
Hòa tan hoàn toàn 8,66 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 bằng dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,52 mol HCl và 0,04 mol HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch Y và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối hơi đối với H2 là 10,8. Cho dung dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa nung đến đến khối lượng không đổi thu được 10,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn
em xem giải thấy chỗ muối Fe(NO3)2 không được tính vào công thức trên, có quy luật nào không ạ. Em cảm ơn ad nhiều ạ
Anh ơi, cho em hỏi chỗ nH+= 2NO2 +4NO+..+2nO
Chỗ 2nO, có nghĩa là nếu hỗn hợp gồm chất rắn (oxit, muối như FeO, FeCO3), thì H+ gồm 2 phần
+ Một phần để đánh tan chất rắn, tạo dd
+ Phần thứ hai là để oxi hóa Fe+2,
Nếu nói bản chất thì sẽ là như thế đúng ko anh?
Với lại cho em hỏi nếu đúng như vậy thì trong đó, phản ứng đánh tan và oxi hóa xảy ra đồng thời đúng ko ạ? Mong anh trả lời giùm em, em nghĩ mãi vẫn ko hiểu! Em cảm ơn nhiều ạ!
thầy ơi khi nào sử dụng phương pháp này ạ 😀 vì sao nó lại khác với phương pháp bảo toàn e trong cùng 1 phản ứng nữa ạ ???
ad ơi cho em hỏi một chút ạ là H+ chỉ ở trong axit hay sao ạ hay miễn là có chất có H+1 như H2O2 hay KHSO4,… ạ em cảm ơn :3
Nếu mà hh Mg Al Fe có tạo ra H2 thì chỉ có Fe2+ đúng ko ad
cho em hỏi nếu trong dd sau còn h+ thì làm sao chứng tỏ trong dd sau hết fe2+ v ạ