Công thức mối liên hệ giữa H+ phản ứng và sản phẩm khử:
2H+ + NO3- + 1e —> NO2 + H2O
4H+ + NO3- + 3e —> NO + 2H2O
10H+ + 2NO3- + 8e —> N2O + 5H2O
12H+ + 2NO3- + 10e —> N2 + 6H2O
10H+ + NO3- + 8e —> NH4+ + 3H2O
Sau các phản ứng trên, nếu còn H+ dư và còn kim loại đứng trước H thì:
2H+ + 2e —> H2
Nếu hỗn hợp chất khử chứa các oxit thì tốn thêm H+ để chuyển phần oxi trong oxit này thành H2O:
2H+ + O —> H2O
Vậy:
nH+ = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2 + 10nNH4+ + 2nH2 + 2nO trong oxit
Chú ý:
- Nếu khuyết sản phẩm khử nào, hoặc không có H2, hoặc không có oxit trong chất khử thì bỏ các số hạng đó ra khỏi công thức trên.
- Nếu hỗn hợp ban đầu chứa bazo hoặc muối thì phải đổi về oxit trước khi lấy oxi đưa vào công thức trên, ví dụ FeCO3 = FeO + CO2; 2Al(OH)3 = Al2O3 + 3H2O
- Mặc định là có NH4+ nếu 2 điều kiện sau được thỏa mãn: Trong chất khử chứa kim loại có tính khử ≥ Zn và phần khí không nói là sản phẩm khử duy nhất.
- Dễ thấy rằng phản ứng tạo ra H2 diễn ra sau các phản ứng tạo sản phẩm khử chứa N (Do NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh hơn H+), như vậy, khi có H2 thì NO3- đã hết.
Vấn đề về muối Fe3+, Fe2+ trong dung dịch sau phản ứng, bấm đây để xem.
thầy ơi, nếu mà là chất al2o3 thì khi cho vào công thức tính mol axit thì sẽ thành 6nO2 phải không ạ?
×