Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, FeCO3 (trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng hỗn hợp ) bằng 378 gam dung dịch H2SO4 70%, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chỉ chứa 266 gam các muối trung hòa, m gam chất rắn không tan và thấy thoát ra 14,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2S, SO2. Dung dịch X hòa tan tối đa 6,4 gam bột Cu, sau phản ứng thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch Z, sau đó lấy kết tủa thu được nung trong không khí đến khối lương không đổi thu được 591,65 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m?
Câu trả lời tốt nhất
nH2SO4 = 2,7 mol
nY = 0,65 mol
Đặt a, b, c là số mol Mg, Fe3O4 và FeCO3
—> nO = 4b + 3c
—> mO = 16(4b + 3c) = 0,2(24a + 232b + 116c)
Phần muối sau phản ứng chứa Fe2(SO4)3 (0,1 mol – tính từ nCu), FeSO4 (3b + c – 0,2 mol – tính theo bảo toàn Fe) và a mol MgSO4
m muối = 120a + 152(3b + c – 0,2) + 400.0,1 = 266
Dung dịch Z chứa: FeSO4 (3b + c mol), MgSO4 (a mol), CuSO4 (0,1 mol)
Z + Ba(OH)2 dư, lấy kết tủa đem nung được Fe2O3 (3b +c)/2 mol, MgO (a mol) và CuO (0,1 mol), BaSO4 (a + 3b + c + 0,1) mol
m rắn = 160(3b +c)/2 + 40a + 80.0,1 + 233(a + 3b + c + 0,1) = 591,65
Giải hệ:
a = 1,25
b = 0,2
c = 0,1
———————-
Chất rắn là S (x mol), phần khí gồm CO2 (0,1), H2S (y mol) và SO2 (z mol)
—> 0,1 + y + z = 0,65
nSO42- trong muối = nBaSO4 = a + 3b + c + 0,1 = 2,05
Bảo toàn S: x + y + z = nH2SO4 – nSO42- trong muối = 0,65
Giải hệ được:
x = 0,1
y + z = 0,55
—> m = mS = 0,1.32 = 3,2 gam
Anh ơi tại sao hỗn hợp hòa tan vào H2SO4 đặc lại sinh ra dung dịch có Fe2+ ạ
Mọi người cho em hỏi sao số mol Fe3+=0,1 vậy ạ
Tại em thấy Cu +2Fe3+ –> 2Fe2+ Cu2+ nên nó phải là 0.2 chứ
Anh ơi, cho em hỏi tại sao chất rắn ko có thể là Mg hay Fe, Fe2O3 ko ạ? Có phải tại đề là :” hòa tan hết hỗn hợp” đúng ko anh? Vậy từ nay, nếu đề bài cho ” hòa tan hết hỗn hợp” có nghĩa là hỗn hợp tan hoàn toàn trong dd axit anh nhỉ?
Anh ơi em quy đổi hh X thành Mg2+(a mol) , Fe2+(b mol) , Fe3+(0,1mol) rồi BTĐT ra SO42-(a+b+0,15 mol) => 1 pt về khối lượng X
Chất rắn cuối cùng có Fe2O3(0,5b+0,05) , BaSO4(a+b+0,5) và CuO(0,1mol) => 1 pt về khối lương chất rắn
Em không biết sai ở đâu mà giải ra bị âm
ad cho em hỏi ngoài lề xíu, nếu như n H+ trong bài này thì tính bằng biểu thức như thế nào ạ? cụ thể là bằng bao nhiêu nFeCO3?+….
anh ơi, có thể giải thích tại sao chất rắn là lưu h uỳnh đc k ạ