Chất hữu cơ X (phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị) có dạng CnH2n+2-2k+xNxOy (a mol)
Trong đó: n là số nguyên tử C, x là số nguyên tử N, y là số nguyên tử O và k là độ không no (k = Tổng số liên kết π + Số vòng).
Khi đốt cháy X:
nCO2 = na
nH2O = a(n + 1 – k + 0,5x)
—> nH2O – nCO2 = a(1 – k + 0,5x)
—> a = nX = (nH2O – nCO2)/(1 – k + 0,5x)
Chú ý:
+ Nếu mẫu số bằng 0 thì không tính được nX theo công thức này.
+ Cách tính k: k = (2C + 2 – H + N)/2
Ví dụ:
+ Ankan CnH2n+2 (k = 0, x = 0) —> nAnkan = nH2O – nCO2
+ Ankin CnH2n-2 (k = 2, x = 0) —> nAnkin = nCO2 – nH2O
+ Amin CnH2n+3N (k = 0, x = 1) —> nAmin = (nH2O – nCO2)/1,5
+ Amino axit CnH2n+1NO2 (k = 1, x = 1) —> nAmino axit = 2(nH2O – nCO2)
+ Pentapeptit CnH2n-3N5O6 (k = 5, x = 5) —> nPentapeptit = (nCO2 – nH2O)/1,5
….
Đối với hỗn hợp, ví dụ hỗn hợp C4H2, C2H2, C2H4, C2H6, C2H7N:
nH2O – nCO2 = nC2H6 + 1,5nC2H7N – nC2H2 – 3nC4H2
Cách nhẩm hệ số O2:
Hệ số CO2, H2O có thể tính dễ dàng thông qua bảo toàn C, H. Hệ số O2 thì phải viết phản ứng cháy hoặc nhẩm theo bảo toàn electron (C nhường 4e, H nhường 1e, Na nhường 1e, O nhận 2e)
Ví dụ:
+ Đốt C5H12 —> 4O2 = 5.4 + 12 —> Hệ số O2 là 8
+ Đốt C3H8O3 —> 4O2 + 3.2 = 3.4 + 8 —> Hệ số O2 là 3,5
+ Đốt C3H7NO2 —> 4O2 + 2.2 = 3.4 + 7 —> Hệ số O2 là 3,75
+ Đốt C6H5OK —> 4O2 + 1.2 = 6.4 + 5 + 1 —> Hệ số O2 là 7
Công thức nCO2-nH2O=(k-1)nHCHC nếu là hỗn hợp thì k là số liên kết pi trung bình và nHCHC là tổng số mol các chất của hỗn hợp ạ?
cho em hỏi là CO2-H20=(k-1)HCHC có áp dụng được cho muối không ạ, Ví dụ muối cacboxylic của Na
thầy ơi cho em hỏi cái công thức tổng quát em tưởng là thêm Ot vào thì ở H trừ đi t