Mỗi ý sau là đúng hay sai?
a) Một loại pin Li-ion hoạt động dựa trên phản ứng: LiC6(s) + CoO2(s) → LiCoO2(s) + C6(s) có sức điện động chuẩn là 3,80 V. Điện năng (kWh) lớn nhất mà pin đó có thể sản sinh khi chuyển hoá hết 8 mol CoO2 là 1,02 kWh. (Biết 1 kWh = 3,6.10^6J; điện năng được tính theo công thức A = E.ne.F (J); E là sức điện động, ne là số mol electron trao đổi; F = 96485 C/mol). (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)
b) Cho dãy các kim loại và ion sau: Zn, Fe, Zn2+, Fe3+, Fe2+. Có 3 cặp oxi hoá – khử được tạo ra từ các kim loại và ion đó.
c) Đưa dây sắt (iron) nung đỏ vào trong bình chứa khí chlorine thì dây sắt sẽ bốc cháy tạo thành khói màu nâu đỏ là iron (III) chloride.
d) Nhúng thanh nhôm và thanh đồng được nối với nhau bằng dây dẫn vào cùng một dung dịch sulfuric acid 1,0M thì tại thanh nhôm và thanh đồng đều có quá trình khử ion H+ thành H2.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai. Các bán phản ứng:
LiC6 —> Li+ + C6 + 1e
CoO2 + 1e —> CoO2-
Vậy ne = nCoO2 = 8
A = E.ne.F = 3,8.8.96485 = 2933144 J = 0,81 kWh
(b) Sai, có 4 cặp oxi hóa – khử xây dựng từ kim loại và ion trên, gồm: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Fe3+/Fe; Fe3+/Fe2+.
(c) Đúng: Fe + Cl2 —> FeCl3 (khói màu nâu đỏ là các hạt nhỏ FeCl3).
(d) Đúng, ăn mòn điện hóa luôn luôn đi kèm với ăn mòn hóa học. Trong ăn mòn điện hóa, H2 chỉ thoát ra từ điện cực Cu. Trong ăn mòn hóa học, H2 thoát ra từ cực Al. Ăn mòn điện hóa chiếm ưu thế nên H2 thoát ra từ cực Cu nhiều hơn.