Neo Pentan

Một em học sinh A quan sát thấy nước giếng khoan của nhà mình khi mới bơm lên cho vào chậu thì trong nhưng để ngoài không khí một thời gian trong chậu xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. Em học sinh A đưa ra giả thiết: “ Nước giếng khoan chứa hợp chất sắt dưới dạng hòa tan nên khi tiếp xúc với không khí hợp chất sắt dưới dạng hòa tan bị oxi hóa và tạo thành kết tủa”. Để kiểm chứng giả thiết trên học sinh A tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho nước giếng khoan mới bơm lên vào đầy hai cốc đã được đánh số (1) và (2).
• Bước 2: Bịt kín miệng cốc thứ (2) bằng màng bọc thực phẩm để không cho không khí tiếp xúc với nước trong cốc rồi cùng để cả hai cốc ngoài không khí một thời gian.
• Bước 3: Sau 24 giờ học sinh quan sát thấy cốc (1) xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, còn cốc (2) nước vẫn trong suốt.
a) Nước giếng khoan có chứa ion Fe2+, khi tiếp xúc với không khí ion này bị oxi hóa thành ion Fe3+ và tạo kết tủa màu nâu đỏ Fe(OH)3.
b) Kết quả thí nghiệm trên chứng minh giả thiết của em A là sai.
c) Cốc nước thứ 2 nước vẫn trong vì kim loại sắt phản ứng với nước trong môi trường không có không khí tạo ra hợp chất không màu.
d) Để loại bỏ bớt lượng ion sắt trong nước giếng khoan ở trên, người ta có thể dùng dàn phun mưa (phun nước ngầm thành các hạt nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc với không khí).

Neo Pentan chọn trả lời