Một học sinh tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Lấy cùng thể tích 10mL dung dịch Fe(NO3)3 0,1M vào cốc (1) và dung dịch AgNO3 0,1M vào cốc (2).
Bước 2: Cho vào cốc (1) một lá sắt và cốc (2) một lá đồng.
a) Dung dịch ở cốc (2) từ màu xanh chuyển thành không màu.
b) Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng lá sắt ở cốc (1) giảm xuống, khối lượng lá đồng ở cốc (2) tăng lên (giả sử kim loại sinh ra bám vào thanh kim loại).
c) Ở cốc (1) chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
d) Sau khi phản ứng ở hai cốc xảy ra hoàn toàn, nồng độ mol/L của chất tan trong hai cốc bằng nhau vì nồng độ hai muối ban đầu bằng nhau.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Sai, dung dịch cốc (2) chuyển từ không màu sang màu xanh của Cu2+:
Cu + 2Ag+ —> Cu2+ + 2Ag
(b) Đúng, lá sắt cốc (1) giảm do Fe tan nhưng không có kim loại mới bám vào:
Fe + 2Fe3+ —> 3Fe2+
Cốc (2) khối lượng lá đồng tăng lên do lượng Ag tạo ra nặng hơn lượng Cu tan đi (cứ mất 64 gam thì nhận lại 2.108 gam)
(c) Đúng, cốc (1) chỉ có 1 kim loại Fe nên chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
(d) Sai, sau khi kết thúc phản ứng thì cốc (1) chứa Fe(NO3)2 (0,15M) và cốc (2) chứa Cu(NO3)2 (0,05M)