Một hỗn hợp A chứ H2SO4 và HCl ở cùng nồng độ mol
a) Xác định nồng độ mol của mỗi axit biết để trung hòa 0,1 lít dung dịch A cần 0,02 lít dung dịch NaOH 10% (Có d = 1,2 g/ml)
b) Làm hai thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Fe và Zn
Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp X vào 0,1 lít dung dịch A thu được 0,672 lít khí H2 (đktc)
Thí nghiệm 2: Cho m gam hỗn hợp X vào 0,2 lít dung dịch A thu được 1,12 lít khí H2 (đktc)
Chứng tỏ rằng trong thí nghiệm 1 axit hết, kim loại dư còn trong thí nghiệm 2, axit dư và kim loại hết. Xác định khối lượng của X dùng trong các thí nghiệm nằm trong khoảng nào
c) Cho m = 3,07 gam. Biết cả hai kim loại đều tan hết trong axit, dùng dữ liệu ở câu (b), hãy tính khối lượng của mỗi kim loại trong 3,07 gam hỗn hợp X
Câu trả lời tốt nhất
Trong 0,1 lít A: nHCl = nH2SO4 = a
—> nNaOH = a + 2a = 0,02.1000.1,2.10%/40
—> a = 0,02
—> CM HCl = CM H2SO4 = 0,2M
b. TN2 thu được nhiều H2 hơn TN1 nên TN1 kim loại còn dư.
TN1: nHCl = nH2SO4 = 0,02; nH2 = 0,03
Dễ thấy nHCl + 2nH2SO4 = 2nH2 nên axit hết
TN2: nHCl = nH2SO4 = 0,04; nH2 = 0,05
Dễ thấy nHCl + 2nH2SO4 > 2nH2 nên axit còn dư
n kim loại = nH2 = 0,05 nên:
0,05.56 < m hỗn hợp < 0,05.65 —> 2,8 < m hỗn hợp < 3,25
c.
Khi m = 3,07 thì nZn = x và nFe = y
—> 65x + 56y = 3,07 và x + y = 0,05
—> x = 0,03; y = 0,02
—> mZn = 1,95; mFe = 1,12