Một hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, CuO tan hết trong 2,0 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch B và 6,72 lít (ở đktc) khí H2. Khi thêm 0,4 lít dung dịch NaOH 0,5M vào dung dịch B thì thấy kết tủa bắt đầu xuất hiện và để kết tủa bắt đầu không thay đổi nữa thì thể tích dung dịch NaOH 0,5M đã dùng tổng cộng là 4,8 lít, dung dịch thu được khi đó gọi là dung dịch C
a. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp A.
b. Thêm dung dịch HCl 1,0M vào dung dịch C. Tính thể tích dung dịch HCl 1,0M phải dùng để thu được kết tủa sau khi nung nóng cho ra 10,2 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu trả lời tốt nhất
nH2 = 0,3 —> nAl = 0,2
nAl2O3 = x và nCuO = y; nNaOH trung hòa axit dư = 0,2
—> nH2SO4 = 3x + y + 0,2/2 = 1
Khi kết tủa không đổi thì dung dịch C chứa Na2SO4 (1) và NaAlO2 (2x + 0,2)
Bảo toàn Na —> 2x + 0,2 + 1.2 = 2,4
—> x = 0,1; y = 0,6
—> Al (8,49%), Al2O3 (16,04%), CuO (75,47%)
C chứa NaAlO2 (0,4) và Na2SO4
nAl2O3 = 0,1 —> nAl(OH)3 = 0,2
TH1: Kết tủa chưa bị hòa tan —> nHCl = nAl(OH)3 = 0,2
—> V = 0,2 lít
TH2: Kết tủa đã bị hòa tan —> nHCl = 0,2 + 4(0,4 – 0,2) = 1 —> V = 1 lít