Một mẫu hoa hòe được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Để thu lấy rutin từ hoa hòe, người ta đun sôi hoa hòe với nước thu được dung dịch chứa rutin. Làm lạnh dung dịch chứa rutin xuống 25°C thì thấy có chất rắn tách ra là rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100°C và 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25°C.
a) Hãy cho biết phương pháp nào đã được sử dụng trong quá trình tách lấy rutin từ hoa hòe ở trên?
b) Thể tích nước tối thiểu để hòa tan hết rutin có trong 100 gam hoa hòe khi chiết ở 100°C là bao nhiêu ml?
c) Làm nguội dung dịch chiết 100 gam hoa hòe ở câu (b) từ 100°C xuống 25°C thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh?
d) Nếu sử dụng lượng nước lớn hơn lượng nước tính được ở câu (b) để chiết 100 gam hoa hòe thì khối lượng rutin thu được khi kết tinh tăng hay giảm? Giải thích.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Phương pháp kết tinh được sử dụng trong quá trình tách lấy rutin từ hoa hòe.
(b) 100 gam hoa hòe chứa 26 gam rutin.
Ở 100°C: Có tối đa 5,2 gam rutin trong 1 lít nước
—> 26 gam rutin cần ít nhất 26.1/5,2 = 5 L nước để hòa tan.
Vậy V H2O tối thiểu = 5L = 5000 mL
(c) Ở 25°C: Cứ 1 lít nước hòa tan 0,125 gam rutin
—> 5 lít nước hòa tan 0,625 gam rutin
—> m rutin kết tinh tách ra = 26 – 0,625 = 25,375 gam
(d) Nếu sử dụng lượng H2O lớn hơn 5000 mL để chiết thì khối lượng rutin thu được khi kết tinh sẽ giảm do một phần rutin còn nằm lại trong dung dịch ở 25°C (Nếu dùng 5 L nước thì m rutin chưa tách được = 0,625 gam, nếu dùng nhiều hơn 5 L nước thì m rutin chưa tách được > 0,625 gam)