Neo Pentan

Một nhóm học sinh khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại đã đưa ra các giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: “Trong môi trường chất điện li mạnh sự ăn mòn điện hóa sẽ xảy ra nhanh hơn trong môi trường chất điện li yếu”.
Giả thuyết 2: “ Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa xảy ra với tốc độ như nhau”.
Nhóm học sinh tiến hành các thí nghiệm sau:
• Thí nghiệm 1: Dùng 2 đinh thép giống nhau lần lượt cho vào cốc (1) đựng dung dịch NaCl, cốc (2) đựng nước cất đều để trong không khí.
• Thí nghiệm 2: Cho lá Zn vào cốc (3) đựng dung dịch H2SO4 0,5M.
• Thí nghiệm 3: Cho lá Zn và lá Cu vào cốc đựng dung dịch H2SO4 0,5M, nối 2 lá kim loại với nhau bằng dây dẫn điện.

a) Sau 2 ngày quan sát hiện tượng thấy ở cốc (1) xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu đỏ bám trên đinh thép nhiều hơn ở cốc (2) nên giả thuyết 1 đúng.
b) Ở cốc (4) thấy có bọt khí thoát ra ở lá đồng, chứng tỏ đồng bị ăn mòn.
c) Ở cốc (3) và (4) đều có khí thoát ra ở lá kẽm nên giả thuyết 2 đúng.
d) Trong cốc (4) nếu không nối 2 lá kim loại bằng dây dẫn điện mà gắn trực tiếp với nhau thì hiện tượng xảy ra tương tự.

Neo Pentan chọn trả lời