Một nhóm học sinh tiến hành dự án nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột, nhằm kiểm tra giả thuyết “sau khi thủy phân, lên men, chưng cất sẽ thu được rượu chỉ chứa C2H5OH và H2O”, sau đó đem bán lấy kinh phí góp thực hiện chương trình “Xuân yêu thương”. Tinh bột từ gạo nếp sau khi nấu cơm, ủ lên men, thêm nước đủ ngày, sau đó chưng cất thu được rượu 30°. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua.
a. Do rượu có vị chua nên giả thuyết của nhóm học sinh là sai.
b. Từ 20 kg gạo nếp (chứa 48,6% tinh bột) nhóm học sinh chưng cất được 18,4 Lít rượu 30° (biết khối lượng riêng C2H5OH là 0,8 g/mL, hiệu suất quá trình sản xuất là 80%).
c. Tinh bột thuộc loại polysaccharide.
d. Để rượu ngon, khi chưng cất ta nên bỏ đi 100 – 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, rượu có vị chua nên một lượng rượu đã bị oxi hóa thành giấm (CH3COOH) và giả thiết “rượu chỉ chứa C2H5OH và H2O” là sai.
(b) Đúng
(C6H10O5)n —> nC6H12O6 —> 2nC2H5OH
mC2H5OH = 20.48,6%.2.46.80%/162 = 4,416 kg
—> V rượu 30° = 4,416/(30%.0,8) = 18,4 L
(c) Đúng
(d) Đúng, lượng rượu chảy ra đầu tiên thường có lẫn CH3CHO, CH3OH tạo vị nồng, độc hại nên cần loại bỏ.