Nguyên tố M có trong máu người nồng độ bình thường là 3,5 – 5,0 mmol/l. Trong cơ thể, nguyên tố M giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, giúp duy trì hoạt động bình thường. đặc biệt là của hệ tim mạch, cơ bắp, tiêu hóa, tiết niệu. Trên cơ tim ion M+ làm giảm lực có bóp, giảm tính chịu kích thích và giảm dẫn truyền. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử nguyên tố M là 58, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Nguyên tố X có trong thành phần của các chất có tác dụng oxi hoá và sát khuẩn cực mạnh, thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thuỷ sản, dệt nhuộm, xử lí nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Oxide cao nhất của X có công thức là X2O7. Trong hợp chất hydride (hợp chất của X với H) nguyên tố X chiếm 97,26% về khối lượng.
Câu 1.
a) Ở trạng thái cơ bản nguyên tử M và nguyên tử X đều có 1 electron độc thân
b) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học M thuộc chu kì 3, X thuộc chu kì 4
c) Cho oxide cao nhất của M tác dụng với oxide cao nhất của X thu được hợp chất chứa 46,21% oxy về khối lượng
d) Hydroxide tương ứng với oxide cao nhất của X là có tính acid mạnh hơn sulfuric acid
Câu 2.
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố M và X. Xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
b. Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất và hydroxide tương ứng của M và X, nêu tính acid – base của chúng.
c. Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử MX.
Câu trả lời tốt nhất
2ZM + NM = 58 và 2ZM – NM = 18 —> ZM = 19; NM = 20: M là K
Hợp chất của X với H là HX —> %X = X/(X + 1) = 97,26% —> X = 35,5: X là Cl
Câu 1.
(a) Đúng, K (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1) và Cl (1s2 2s2 2p6 3s2 3p5) đều có 1 electron độc thân.
(b) Sai, M ở chu kỳ 4, X ở chu kỳ 3.
(c) Đúng: K2O + Cl2O7 —> 2KClO4 (%O = 46,21%)
(d) Đúng, HClO4 mạnh hơn H2SO4.
Câu 2.
(a)
K (Z = 19): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 —> K ở ô số 19, nhóm IA, chu kỳ 4.
Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 —> Cl ở ô số 17, nhóm VIIA, chu kỳ 3.
(b) Oxide và hydroxide cao nhất của:
K: K2O và KOH (Có tính base)
Cl: Cl2O7 và HClO4 (Có tính acid)
(c) K (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1) + Cl (1s2 2s2 2p6 3s2 3p5) —> K+ (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6) + Cl- (1s2 2s2 2p6 3s2 3p6)
Hai ion K+, Cl- hút nhau tạo hợp chất ion KCl.