Nhiệt phân m gam hỗn hợp A gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg trong bình kín sau một thời gian thu được 55,6 gam rắn B và 5,6 lít một khí duy nhất (đktc). Hòa tan hoàn toàn B vào dung dịch C chứa 1,6 mol HCl thu được dung dịch D và 5,152 lít hỗn hợp khí E gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 385/23. Dung dịch D hòa tan tối đa được 6,72 gam Cu thấy thoát ra khí NO duy nhất và thu được dung dịch F chứa 98,74 gam muối. Phần trăm khối lượng Mg gần nhất với
A. 18%. B. 17%. C. 16%. D. 15%
Câu trả lời tốt nhất
Nung A thoát ra nNO2 = 0,25
mA = mB + mNO2 = 67,1
Hỗn hợp E chứa nNO = 0,18 và nNO2 = 0,05
Thêm Cu vào D thoát ra nNO = x. Đặt nNH4+ = y
nH+ = 4nNO + 2nNO2 + 10nNH4+
—> 1,6 = 4(0,18 + x) + 2(0,25 + 0,05) + 10y
—> 2x + 5y = 0,14 (1)
Bảo toàn H —> nH2O = (1,6 – 4y)/2 = 0,8 – 2y
Bảo toàn khối lượng:
mB + mHCl + mCu = m muối + mE + mNO + mH2O
55,6 + 1,6.36,5 + 6,72 = 98,74 + 0,23.2.385/23 + 30x + 18(0,8 – 2y) (2)
Giải hệ (1)(2) —> x = y = 0,02
Bảo toàn electron cho Cu + D: 2nCu = 3nNO + nFe3+ —> nFe3+ = 0,15
Bảo toàn electron cho toàn bài:
2nMg + 2nCu = nNO2(tổng) + 3nNO(tổng) + 8nNH4+ + nFe3+
—> nMg = 0,5
—> %Mg = 0,5.24/67,1 = 17,88%
nhưng hòa tan B trong 1,6mol HCl thì lượng NO2 do nhiệt phân tạo ra là riêng biệt r..s lại tính chung trong tổng nH+ ạ