Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X chứa đồng thời Al2(SO4)3 và K2SO4, lắc đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tổng khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,5M như sau:
Giá trị của x là:
A. 900 B. 600 C. 800 D. 400
Câu trả lời tốt nhất
Phần đi lên của đồ thị có 2 đoạn, đoạn có độ dốc lớn là do tạo ra 2 kết tủa đồng thời (Al(OH)3 và BaSO4), đoạn độ dốc thấp hơn là do tạo 1 kết tủa (BaSO4) và Al(OH)3 bắt đầu tan ra. Vậy:
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 —> 3BaSO4 + 2Al(OH)3
3a……………………………………3a…………2a
m↓ = 233.3a + 78.2a = 85,5
—> a = 0,1
Để hòa tan hết kết Al(OH)3 (0,2 mol) cần thêm 0,1 mol Ba(OH)2.
Vậy nBa(OH)2 = 3a + 0,1 = 0,4
—> x = 800 ml
Ad ơi cho mình hỏi là đoạn dốc thứ 2 kết tủa nhôm có đang tan không ?
tại sao đoạn đồ thị đầu tiên không xảy ra 2 phương trình cùng lúc ạ, mà Al2(SO4)3 lại phản ứng trước, K2SO4 sau
sao đoạn 2 không phải là tạo kết tủa Al(OH)3 còn Baso4 đã cực đại
Tại sao hòa tan hết Al(OH)3 (0,2 mol) lại cần thêm (0,1 mol) Ba(OH)2 vậy ad
khi cho Ba(OH)2 vào dd X thì :
Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 -> BaSO4 + Al(OH)3
Ba(OH)2 + K2SO4 -> BaSO4 + KOH
Ba(OH)2 + Al(OH)3 -> Ba(AlO2)2 H2O
vậy số mol Ba(OH)2 phải bằng số mol Ba(OH)2 ở cả 3 phương trình cộng lại chứ ad