Nhúng thanh kẽm và thanh đồng (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm và thanh đồng bằng dây dẫn (có một khóa X) như hình bên.
Câu 1. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi mở khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh đồng.
(2) Khi đóng khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh kẽm.
(3) Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X và khi đóng khóa X là như nhau.
(4) Khi mở khóa X hay đóng khóa X thanh kẽm đều bị ăn mòn.
(5) Khi đóng khóa X có dòng electron chuyển dời từ thanh đồng sang thanh kẽm.
(6) Khi đóng khóa X thanh kẽm đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa.
(7) Khi thay thanh Cu bằng thanh Mg thanh kẽm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
(8) Khi thay dung dịch H2SO4 bằng ancol etylic thanh kẽm không bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi thay dung dịch H2SO4 bằng ancol etylic, thanh kẽm không bị ăn mòn.
(b) Khi đóng khóa X có bọt khí thoát ra ở thanh kẽm.
(c) Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X và khi đóng khóa X là như nhau.
(d) Khi mở khóa X hay đóng khóa X, thanh kẽm đều bị ăn mòn.
(e) Khi đóng khóa X có dòng electron chuyển dời từ thanh đồng sang thanh kẽm.
(g) Khi đóng khóa X, thanh kẽm đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa.
(h) Khi thay thanh đồng bằng thanh magiê, thanh kẽm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 3. Cho các phát biểu sau:
(a) Khi mở khóa X hay đóng khóa X thanh kẽm đều bị ăn mòn.
(b) Khi thay thanh Cu bằng thanh Mg thanh kẽm vẫn bị ăn mòn điện hóa.
(c) Khi đóng khóa X có dòng electron chuyển dời từ thanh đồng sang thanh kẽm.
(d) Tốc độ bọt khí thoát ra khi mở khóa X và khi đóng khóa X là như nhau.
(đ) Khi đóng khóa X thanh kẽm đóng vai trò cực âm và bị oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1.
(1) Sai. Khi mở khóa X, xảy ra ăn mòn hóa học, quá trình khử H+ xảy ra trên bề mặt Zn và H2 thoát ra ở đây.
(2) Đúng, khi đóng khóa, bọt khí xuất hiện ở cả 2 điện cực.
(3) Sai, khí thoát ra bên Cu (lúc đóng khóa) có tốc độ nhanh hơn thoát ra bên Zn (lúc mở khóa)
(4) Đúng
(5) Sai, dòng electron chuyển dời từ thanh Zn sang thanh Cu.
(6) Đúng
(7) Sai, thanh Mg bị ăn mòn điện hóa
(8) Đúng
Câu 2.
(a) Đúng, ancol etylic là chất không điện li nên thanh Zn không bị ăn mòn.
(b) Đúng, khi đóng khóa X thanh Zn vừa bị ăn mòn điện hóa, vừa bị ăn mòn hóa học. Thanh Zn bị ăn mòn hoá học sẽ tạo H2.
(c) Sai, đóng khóa X bọt khí thoát ra nhanh hơn do khi đóng khóa thanh Zn vừa bị ăn mòn điện hóa, vừa bị ăn mòn hóa học, khi mở khóa thanh Zn chỉ bị ăn mòn hóa học.
(d) Đúng, khoá X đóng hay mở thì thanh Zn đều bị ăn mòn.
(e) Sai, khi đóng khóa X có dòng electron từ thanh Zn chạy sang thanh Cu.
(g) Đúng.
(h) Sai, Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên nếu thay Cu bằng Mg và đóng khóa, thanh Zn chỉ bị ăn mòn hóa học.
Câu 3.
(a) Đúng, khi khóa X mở, thanh Zn bị ăn mòn hóa học. Khi khóa X đóng, thanh Zn bị ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
(b) Sai, Cu có tính khử yếu hơn Zn nên Zn bị ăn mòn điện hóa; Mg có tính khử mạnh hơn Zn nên Mg bị ăn mòn điện hóa.
(c) Sai, dòng electron chuyển dời từ thanh Zn sang thanh Cu.
(d) Sai, ăn mòn hóa học chậm hơn ăn mòn điện hóa nên mở khóa X khí thoát ra chậm hơn đóng khóa X.
(đ) Đúng.
ad ơi, nếu có mệnh đề là:”có khí thoát ra ở anot”, khi điện hóa là đúng hay sai ạ?