Nung 43,6 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, Fe(NO3)2, FeCO3 trong bình kín, không có không khí đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO2 và chất rắn Z gồm Fe2O3 và MgO. Nếu cho 43,6 gam X tác dụng với 560 ml HCl 1M thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng là 55,08 gam và a gam khí T. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 0,87 mol NaOH. Giá trị của a gần nhất với:
A. 5,3 B. 5,5 C. 4,3 D. 4,7
Câu trả lời tốt nhất
Đặt x, y, z là số mol Mg, Fe(NO3)2, FeCO3.
mX = 24x + 180y + 116z = 43,6
nNO2 + nCO2 = 2y + z = 0,45
nO2 = 0,5y, bảo toàn electron:
2x + y + z = 0,5y.4
—> x = 0,075; y = 0,2; z = 0,05
nNaOH = 0,87 —> nNO3-(Y) = 0,87 – 0,56 = 0,31
Dung dịch Y chứa Mg2+ (0,075), Fe2+ (u), Fe3+ (v), NH4+ (p), NO3- (0,31) và Cl- (0,56)
Bảo toàn Fe —> u + v = y + z
Bảo toàn điện tích: 2u + 3v + p + 0,075.2 = 0,87
m muối = 56(u + v) + 18p + 0,075.24 + 0,31.62 + 0,56.35.5 = 55,08
—> u = 0,04; v = 0,21; p = 0,01
Do Y chứa NO3- nên T không chứa H2. Bảo toàn H —> nH2O = 0,26
Bảo toàn khối lượng —> a = 4,28
Ad cho em hỏi là H+ vào hỗn hợp X đó nó không thể phản ứng ngẫu nhiên với Mg tạo H2 ạ? Giống như bài bài tập với H+,NO3- mặc dù có H2 thoát ra nhưng dung dịch vẫn có cả Fe2+ và Fe3+ ấy ạ?