Trong bình kín (không có không khí) chứa 29,12 gam hỗn hợp rắn A dạng bột gồm FeCO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe. Nung nóng bình một thời gian thu được 21,84 gam rắn B và hỗn hợp khí X gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11,375. Hòa tan hết chất rắn B với dung dịch chứa 0,76 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch C chỉ chứa các muối nitrat (không có Fe2+) và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho 640 ml dung dịch NaOH 1,25M vào dung dịch C, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 54,04 gam rắn. Biết rằng NO3- chỉ cho một sản phẩm khử duy nhất. Phần trăm khối lượng của FeCO3 có trong hỗn hợp rắn A là
A. 31,8% B. 19,9% C. 29,9% D. 23,9%
Câu trả lời tốt nhất
Khí X gồm CO2 và NO2
mX = mA – mB = 7,28 và MX = 45,5
—> nCO2 = 0,04 & nNO2 = 0,12
Cô cạn nước lọc rồi nung chất rắn thu được NaNO2 (a mol) và NaOH dư (b mol)
—> nNaOH bđ = a + b = 0,8
và m rắn = 69a + 40b = 54,04
—> a = 0,76 và b = 0,04
Khí Y có MY = 44 —> Y gồm CO2 (y mol) và N2O (0,06 – y mol)
Khi nung A: nNO2 = 0,12 —> Đã có 0,12 mol NO3- bị nhiệt phân —> Có thêm 0,12 mol O nằm trong oxit kim loại.
Ban đầu đã sẵn có nO = nFeCO3 = nCO2 tổng = y + 0,04
—> nO của oxit trong B = 0,12 + y + 0,04 = y + 0,16
nH+ = 10nN2O + 2nO
—> 0,76 = 10(0,06 – y) + 2(y + 0,16)
—> y = 0,02
Vậy nFeCO3 = nCO2 tổng = 0,06
—> %FeCO3 = 23,9%
Cho mk hỏi tại sao từ 0,12 mol NO3- bị nhiệt phân —> có thêm 0,12 mol O trong oxit và chỗ nO đã sẵn có = y+0,04