Nung hỗn hợp X gồm Al, Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 34,72% khối lượng) trong không khí một thời gian, thu được 6,17 gam hỗn hợp rắn Y gồm các kim loại và oxit tương ứng. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch A chứa 0,36 mol KHSO4 và 0,04 mol KNO3. Sau phản ứng, thu được dung dịch B chỉ chứa 56,05 gam muối sunfat trung hòa (không làm mất màu thuốc tím) và thoát ra 336 ml hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hidro là 20. Cho dung dịch B tác dụng hoàn toàn với 170 ml dung dịch NaOH 2M thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là bao nhiêu?
A. 8,27 gam B. 9,6 gam C. 9,07 gam D. 11,3 gam
Câu trả lời tốt nhất
Y + KHSO4 + KNO3 = Muối + Z + H2O (1)
Bảo toàn khối lượng cho (1) —> nH2O = 0,14
Bảo toàn H: KHSO4 = 4nNH4+ + 2nH2O
—> nNH4+ = 0,02
Bảo toàn N —> nN(Z) = 0,02
mZ = mN(Z) + mO(Z) —> nO(Z) = 0,02
Bảo toàn O cho (1) —> nO(Y) = 0,04
Cách 1:
Đặt a, b, c là số mol Al, Fe, Cu trong X
mY = 27a + 56b + 64c + 0,04.16 = 6,17
mCu = 64c = 34,72%(6,17 – 0,04.16)
Bảo toàn electron:
3a + 3b + 2c + 2nO(Z) = 2nO(Y) + 5nN(Z) + 8nNH4+
—> a = 0,03; b = 0,05; c = 0,03
nNaOH = 0,34 —> Kết tủa gồm Fe(OH)3 (0,05), Cu(OH)2 (0,03), Al(OH)3 (0,01)
—> m↓ = 9,07
Cách 2:
mX = mY – mO(Y) = 5,53
Y + NaOH (0,34 mol) —> Dung dịch chứa K+ (0,4), Na+ (0,34), SO42- (0,36), bảo toàn điện tích —> nAlO2- = 0,02
—> m↓ = (5,53 – 0,02.27) + 17(0,34 – 0,02.4 – 0,02) = 9,07
(Cách 2 chỉ đúng khi nAl ≥ 0,02, để đảm bảo vẫn nên tính theo cách 1)
hôm bữa em có xem 1 bài trên web mình có xài phương pháp e trung bình rồi xài đường chéo số mol e ấy ạ, ko biết thầy biết bài ấy nằm ở đâu ko