Nung m gam hỗn hợp X gồm BaCO3 và NaHCO3 đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y.Hòa tan hoàn toàn Y vào nước dư thu được chất rắn Z và dung dịch T. Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch HCl 1M vào T đồng thời khuấy đều, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và đến khi khí thoát ra vừa hết thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít, biết 18V1 = 11V2.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
c) Nếu lấy m gam X cho vào dung dịch T rồi thêm lượng dư dung dịch BaCl2 sau khi kết thúc phản ứng còn lại 51,22 gam chất rắn. Tính giá trị của m.
Câu trả lời tốt nhất
X gồm BaCO3 (x), NaHCO3 (2y)
BaCO3 —> BaO + CO2
2NaHCO3 —> Na2CO3 + CO2 + H2O
Y gồm BaO (x), Na2CO3 (y)
BaO + H2O —> Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Na2CO3 —> BaCO3 + 2NaOH
Z là BaCO3 (x), T chứa NaOH (2x) và Na2CO3 (y – x)
NaOH + HCl —> NaCl + H2O
Na2CO3 + HCl —> NaHCO3 + NaCl
NaHCO3 + HCl —> NaCl + CO2 + H2O
Tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol nên nHCl trong V1 lít là 11z mol, trong V2 lít là 18z mol
—> 2x + y – x = 11z và 2x + 2(y – x) = 18z
—> x = 2z; y = 9z
—> %BaCO3 = 20,67% và %NaHCO3 = 79,33%
c.
X gồm BaCO3 (2z), NaHCO3 (18z)
T chứa NaOH (4z) và Na2CO3 (7z)
X + T —> BaCO3 (2z), Na2CO3 (11z) và NaHCO3 (14z)
Tiếp tục thêm BaCl2 dư —> nBaCO3 = 13z
—> 13z = 51,22/197 —> z = 0,02
—> mX = 197.2z + 84.18z = 38,12