Câu 1. Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Cho Y vào H2O dư thu được 0,2m gam chất rắn Z và dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào E, khi khí bắt đầu thoát ra cần dùng V1 lít dung dịch HCl và khi khí thoát ra vừa hết thì thể tích dung dịch HCl đã dùng là V2 lít. Tỉ lệ V1 : V2 tương ứng là
A. 1:3. B. 5:6. C. 3:4. D. 1:2.
Câu 2. Nung m gam hỗn hợp X gồm KHCO3 và CaCO3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y. Cho Y vào nước dư, thu được 0,2m gam chất rắn Z và dung dịch E. Cho lượng dư dung dịch BaCl2 dư vào E thu được 3,94 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch Ba(HCO3)2 dư vào E thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 9,85. B. 7,94. C. 11,82. D. 5,91.
Câu trả lời tốt nhất
Câu 1:
Tự chọn X gồm 2 mol KHCO3 và x mol CaCO3
—> Y gồm K2CO3 (1 mol) và CaO (x mol)
Hòa tan Y vào H2O
CaO + H2O —> Ca(OH)2
K2CO3 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + 2KOH
—> Z là CaCO3 (x mol)
—> mZ = 100x = 0,2(100.2 + 100x)
—> x = 0,5
E chứa K2CO3 (1 – x = 0,5 mol) và KOH (1 mol)
Để khí bắt đầu xuất hiện thì: nH+ = 1 + 0,5 = 1,5
Để khí thoát ra hết thì: nH+ = 1 + 0,5.2 = 2
—> V1 : V2 = 1,5 : 2 = 3 : 4
Câu 2:
Nung X:
KHCO3 —> K2CO3 + CO2 + H2O
CaCO3 —> CaO + CO2
Hòa tan Y vào H2O:
CaO + H2O —> Ca(OH)2
K2CO3 + Ca(OH)2 —> CaCO3 + 2KOH
X gồm KHCO3 (a), CaCO3 (b) —> m = 100a + 100b (1)
Y gồm K2CO3 (0,5a), CaO (b) —> 0,2m = 100b (2)
E chứa K2CO3 dư (0,5a – b) và KOH (2b)
E + BaCl2 —> nBaCO3 = 0,5a – b = 0,02 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,08; b = 0,02; m = 10
E chứa K2CO3 dư (0,02) và KOH (0,04). Khi thêm Ba(HCO3)2 dư vào E:
KOH + Ba(HCO3)2 —> BaCO3 + KHCO3 + H2O
K2CO3 + Ba(HCO3)2 —> BaCO3 + 2KHCO3
—> nBaCO3 = 0,06 —> mBaCO3 = 11,82
làm sao để tính được số mol của hh X bằng 1 ạ hay là mình cũng giả sử nó theo số gam ạ
Gọi khối lượng hh là 100 gam
Suy ra nhh=1 mol
nKHCO3 = x mol thì nCaCO3= 1-x mol
nktua = (0,2.100)/100=0,2 mol
2KHCO3 -> K2CO3 + H2O + CO2
x 0,5x
CaCO3 -> CaO + CO2
1-x 1-x
CaO + H2O -> Ca(OH)2
1-x 1-x
K2CO3 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + 2KOH
0,5x 1-x 1-x 2(1-x)
K2CO3 phải dư để khi ta cho HCl vào thì có khí bay ra. CaCO3 là kết tủa không tan trong H2O.
Vậy nCaCO3 = 0,2 = 1-x -> x = 0,8
Vậy nK2CO3 dư = 0,5.0,8 – (1-0,8) = 0,2 mol
nKOH dư = 2(1-x) = 0,4 mol
*) Cho H+ vào dd sau phản ứng
H+ cố định phản ứng vs OH- là 0,4 mol
*) Cho H+ khi vừa thấy khí bay ra
H+ + CO32- -> HCO3-
0,2 <- 0,2 -> 0,2
nV1 = 0,2 + 0,4 = 0,6 mol
*) Cho H+ khi thấy khí thoát ra vừa hết
H+ + CO32- -> HCO3-
0,2 <- 0,2 -> 0,2
HCO3- + H+ -> CO2 + H2O
0,2 -> 0,2
nV2 = 0,4 + 0,4 = 0,8
Vậy V1/V2 = 0,6/0,8 =3/4
a cho em hỏi có phải nếu cho từ từ H+ vào CO32- thì khi tác dụng hết với CO32- thì đó là trường hợp khí bắt đầu thoát ra . Còn khi hết CO32- thì còn dư H+ sao đó tác dụng tiếp với HCO3- tạo ra CO2 đó là trường hợp khí thoát ra hết phải không ạ.