Nung nóng hỗn hợp chứa các chất có cùng số mol gồm Al(NO3)3, NaHCO3, Fe(NO3)3, CaCO3 đến khi khối lượng không đổi, thu được rắn X. Hòa tan X vào nước dư, thu được dung dịch Y và rắn Z. Thổi luồng khí CO (dùng dư) qua rắn Z, nung nóng thu được rắn T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Rắn T chứa một đơn chất và một hợp chất.
B. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy xuất hiện ngay kết tủa.
C. Rắn T chứa một đơn chất và hai hợp chất.
D. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Y, thấy khí không màu thoát ra.
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Chất rắn T chứa một đơn chất và một hợp chất.
B. Nhỏ dung dịch HCl vào Y, thấy khí không màu thoát ra.
C. Nhỏ dung dịch HCl vào Y, thất xuất hiện ngay kết tủa.
D. Hỗn hợp rắn X chứa bốn oxit kim loại.
Câu trả lời tốt nhất
Ban đầu lấy mỗi chất 2 mol —> X chứa Al2O3 (1 mol), Na2CO3 (1 mol), Fe2O3 (1 mol), CaO (2 mol)
X + H2O dư:
CaO + H2O —> Ca2+ + 2OH-
Ca2+ + CO32- —> CaCO3
Al2O3 + 2OH- —> 2AlO2- + H2O
Dung dịch Y gồm OH- (2 mol), AlO2- (2 mol), Na+ (2 mol) và Ca2+ (1 mol)
Z chứa CaCO3 (1 mol), Fe2O3 (1 mol)
—> T chứa CaO (1 mol), Fe (2 mol)
A. Đúng.
B, C. Sai, khi nhỏ HCl vào Y phản ứng xảy ra theo thứ tự:
OH- + H+ —> H2O
AlO2- + H+ + H2O —> Al(OH)3
Al(OH)3 + H+ —> Al3+ + H2O
—> Không có khí thoát ra, kết tủa không xuất hiện ngay mà sau một thời gian mới xuất hiện, sau đó có thể bị hòa tan nếu HCl dư.
D. Sai, X chứa 3 oxit kim loại + 1 muối.