Vinhhh

Nước cứng là loại nước chứa hàm lượng chất khoáng cao, chủ yếu là hai ion calcium Ca2+ và magnesium Mg2+. Nước cứng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong các ngành công nghiệp. Để kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh những tổn hại cho các thiết bị sử dụng nước như lò hơi, tháp giải nhiệt. Theo cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), độ cứng của nước được xác định theo nồng độ Ca2+ và Mg2+ có trong nước, sau đó tính tổng độ cứng của nước. Độ cứng của nước thường được tính theo đơn vị mg/L CaCO3, tức là độ cứng tương đương với lượng calcium carbonate (CaCO3) có trong nước.
– Nước mềm: Độ cứng từ 0 – 60 mg/L.
– Nước cứng vừa phải: Độ cứng từ 61 – 120 mg/L.
– Nước cứng: Độ cứng từ 121 – 180 mg/L.
– Nước rất cứng: Độ cứng > 180 mg/L.
Một nhóm học sinh tiến hành thực nghiệm tìm hiểu độ cứng của một số nguồn nước trong khu vực sống bằng bút đo nồng độ Ca2+ và Mg2+. Kết quả thu thập được như sau:

Mẫu nước… Nồng độ Ca2+ (mg/L)… Nồng độ Mg2+ (mg/L)

Mẫu 1 (Sông)…………….. 80………………….. 50

Mẫu 2 (Giếng)…………… 150…………………. 70

Mẫu 3 (Sinh hoạt)………… 30………………… 20

Mẫu 4 (Công nghiệp)…….. 120………………. 90

Mẫu 5 (Thử nghiệm)……… 40………………… 10

a) Theo tiêu chuẩn cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS) ở trên, có 2 mẫu nước thuộc loại nước rất cứng.
b) Nước cứng có thể tạo cận với bám vào các ống dẫn nước, gây tắc nghẽn và làm giảm lưu trong nước Ta có thể dùng một số hóa chất như baking soda, giấm… để tẩy rửa cặn vôi.
c) Phương pháp trao đổi ion để xử lý nước cứng giải phóng ion sodium và ion potassium vào nước gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc bệnh thận.
d) lon Ca2+ và Mg2+ trong nước cứng phản ứng với xà phòng, tạo ra các muối không hòa tan (kết tủa), làm giảm hiệu quả giặt rửa của xà phòng.

Neo Pentan sửa câu hỏi