I. NHỮNG NHU CẦU CỦA THỰC VẬT
1) Khái niệm
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng (N, P, K,…) được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất.
2) Thành phần của thực vật
– Nước 90%
– Chất khô 10% gồm C, H, O, N, K, Mg, S và các nguyên tố vi lượng B, Cu, Zn, Fe, Mn.
3) Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
– Nguyên tố C, H, O: tạo nên gluxit (đường, tinh bột, xenlulozơ) của thực vật nhờ quá trình quang hợp.
– Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh
– Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
– Nguyên tố K: kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt, giúp cây tổng hợp nên chất diệp lục.
– Nguyên tố S: tổng hợp nên protein.
– Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sinh sản chất diệp lục.
– Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật (dùng thừa hoặc thiếu nguyên tố vi lượng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây).
II. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1) Phân bón đơn
– Là phân bón chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chính là N, P, K.
a) Phân đạm: Có các loại phân đạm như:
– Ure CO(NH2)2 chứa 46%N.
– Amoni nitrat NH4NO3 chứa 35%N.
– Amoni sunfat (NH4)2SO4 chứa 21%N.
b) Phân lân: Gồm photphat tự nhiên: (chưa qua chế biến) => thành phần chính Ca3(PO4)2
c) Supephotphat: (qua chế biến) => thành phần chính Ca(H2PO4)2
d) Phân kali: Gồm kali clorua (KCl) và kali sunfat (K2SO4) => dễ tan trong nước.
2) Phân bón kép
– Là phân bón có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh dưỡng chính N, P, K.
– Trộn tỉ lệ lựa chọn thích hợp giữa đạm, lân, kali => phân NPK.
– Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học: KNO3 + (NH4)2HPO4 + NH4NO3
3) Phân bón vi lượng
– Phân bón có chứa 1 số nguyên tố hóa học B, Zn, Mn,… dưới dạng hợp chất.