Phần trăm khối lượng nguyên tử nguyên tố R trong hợp chất khí với hidro (RHx trong đó R có số oxi hóa thấp nhất) là a%, còn trong oxit cao nhất là b%.
a, Xác định nguyên tố R, biết a : b = 3,176.
b, Cho vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch thu được khi hòa tan RHx vào nước (dung dịch loãng) thu được dung dịch A.
– Dung dịch A có màu gì? Tại sao?
– Màu của dung dịch A biến đổi như thế nào trong các thí nghiệm sau:
+ Đun nóng dung dịch A một thời gian.
+ Thêm lượng HCl có số mol bằng số mol RHx có trong dung dịch A.
+ Thêm một ít Na2CO3 vào dung dịch A.
Câu trả lời tốt nhất
TH1: R là phi kim
RHx —> a = R/(R + x)
R2O(8-x) —> b = 2R/(2R – 16x + 128)
a = 3,176b ⇔ R/(R + x) = 3,176.2R/(2R – 16x + 128)
—> 1/(R + x) = 3,176/(R – 8x + 64)
—> R – 8x + 64 = 3,176(R + x)
—> 2,176R + 11,176x = 64
Biện luận với x = 1, 2, 3, 4 —> Chọn x = 3, R = 14: R là N
Dung dịch A có màu hồng vì A có môi trường base:
NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-
Đun nóng A thì màu hồng nhạt dần do độ tan NH3 giảm khi nhiệt độ tăng, NH3 thoát ra ngoài làm tính base giảm dần.
Thêm HCl sẽ làm mất màu hồng: HCl + NH3 —> NH4Cl
Thêm một ít Na2CO3 vào dung dịch A làm màu hồng đậm lên do tính base tăng:
CO32- + H2O ⇋ HCO3- + OH-
TH2: R là kim loại
RHx —> a = R/(R + x)
R2Ox —> b = 2R/(2R + 16x)
a = 3,176b ⇔ R/(R + x) = 3,176.2R/(2R + 16x)
—> 1/(R + x) = 3,176/(R + 8x)
—> R + 8x = 3,176(R + x)
—> 2,176R = 4,824x
Biện luận với x = 1, 2, 3 —> Vô nghiệm