Saccharose là loại đường disaccharide rất phổ biến, có nhiều trong thân cây mía và củ cải đường. Saccharose tồn tại ở dạng mạch vòng như hình sau:
a) Hàm lượng trung bình của saccharose trong thân cây mía là 12,5%. Với hiệu suất của quá trỉnh sản xuất đường từ thân cây mía là 80% thì từ 997 tấn mía sẽ sản xuất được 100 tấn đường saccharose có độ tinh khiết 99,7%.
b) Người bị bệnh tiểu đường là do hàm lượng glucose trong máu quá cao. Vì vậy người bị bệnh tiểu đường có thể ăn nhiều đường saccharose thay cho glucose mà không làm tăng lượng glucose trong máu.
c) Khi cho dung dịch saccharose vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 với NaOH lắc đều thấy xuất hiện màu xanh, sau đó đun nóng ống nghiệm thì xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
d) Trong phân tử saccharose có chứa gốc glucose vì vậy không thể phân biệt glucose với saccharose bằng thuốc thử Tollens.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
m đường = 997.12,5%.80%/99,7% = 100 tấn
(b) Sai, khi ăn saccharose vào cơ thể thì hệ tiêu hóa sẽ thủy phân saccharose thành glucose và fructose, vì vậy người bị bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn cả glucose cũng như saccharose.
(c) Sai, saccharose không có tính khử do không có khả năng mở vòng, vì vậy ở nhiệt độ thường hoặc khi đun nóng saccharose đều hòa tan Cu(OH)2/OH- tạo phức xanh lam, không có kết tủa đỏ gạch.
(d) Sai, phân biệt được glucose với saccharose bằng thuốc thử Tollens vì chỉ có glucose tạo kết tủa Ag.