Tại Việt Nam, Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT quy định hàm lượng sắt không được vượt quá 0,3 mg/L. Một mẫu nước nhiễm phèn sắt với lượng iron cao gấp 44,8 lần ngưỡng cho phép. Giả thiết sắt trong mẫu nước tồn tại ở dạng muối sulfate FeSO4 và Fe2(SO4)3 với tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 1. Tính khối lượng (theo gam) vôi tôi ít nhất cần dùng để xử lí lượng iron trong 10 m³ mẫu nước trên về giới hạn cho phép. Giả sử vôi tôi chỉ chứa Ca(OH)2 và sắt được tách ra dưới dạng Fe(OH)3. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Câu trả lời tốt nhất
Fe2(SO4)3 + 3Ca(OH)2 → 2Fe(OH)3 + 3CaSO4
4FeSO4 + 4Ca(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 + 4CaSO4
Đổi: 0,3 mg/L = 0,3 gam/m³
Lượng sắt cần tách trong 10 m³ gồm nFe2(SO4)3 = x; nFeSO4 = 8x
—> mFe tổng = 56(2x + 8x) = 0,3.44,8.10 – 0,3.10
(Chú ý: Chỉ xử lí lượng sắt về mức cho phép chứ không xử lí hoàn toàn)
—> x = 657/2800
nCa(OH)2 = 3x + 8x = 11x —> mCa(OH)2 = 74.11x = 191 gam