Thành phần dịch vị dạ dày gồm 95% là nước, enzyme và hydrochloric acid. Sự có mặt của hydrochloric acid làm cho pH của dịch vị trong khoảng từ 2 – 3. Khi độ acid trong dịch vị dạ dày tăng thì dễ bị ợ chua, ợ hơi, ói mửa, buồn nôn, loét dạ dày, tá tràng. Để làm giảm bớt lượng acid dư trong dịch vị dạ dày người ta thường uống thuốc muối dạ dày “Nabica” từng lượng nhỏ và cách quãng.
a) Công thức hoá học của thuốc muối dạ dày “Nabica” là NaHCO3.
b) Khi uống thuốc muối dạ dày “Nabica” thì sẽ sinh ra khí carbonmonooxide.
c) Khi uống thuốc muối dạ dày “Nabica” từng lượng nhỏ và cách quãng thì pH của dịch vị dạ dày sẽ tăng từ từ.
d) Nếu có 10 mL dịch vị dạ dày và coi pH của dạ dày hoàn toàn do hydrochloric acid gây ra, để nâng pH của dạ dày từ pH = 1 lên pH = 2 cần dùng hết 0,756 gam thuốc muối dạ dày Nabica (với giả thiết Nabica là nguyên chất và thể tích dung dịch vẫn giữ nguyên sau khi dùng thuốc).
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng
(b) Sai, khi uống thuốc muối dạ dày “Nabica” thì sẽ sinh ra khí carbon dioxide:
NaHCO3 + HCl —> NaCl + CO2 + H2O
(c) Đúng, sau mỗi lần uống lượng HCl bị trung hóa bớt nên pH tăng dần.
(d) Sai
pH = 1 —> nH+ = 10.0,1 = 1 mmol
pH = 2 —> nH+ = 10.0,01 = 0,1 mmol
—> nNaHCO3 = nH+ phản ứng = 0,9 mmol
—> mNaHCO3 = 75,6 mg = 0,0756 gam