Thêm từ từ bột Mg vào 100 ml dung dịch X gồm HCl 1M và HNO3 0,5M cho tới khi ngừng thoát ra khí thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối của magie và 0,9632 lít hỗn hợp khí A gồm 3 khí không màu, có khối lượng là 0,772g. Trộn A với 1 lít O2 (dư). Sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí B. Cho B đi từ từ qua dung dịch NaOh dư thu được hỗn hợp khí C có V = 1,29 lít. Biết trong A có 2 khí có số mol bằng nhau; thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn; các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Tính CM các ion trong Y
b) Tính mMg bị hòa tan
Câu trả lời tốt nhất
nA = 0,043
A có phản ứng với O2 nên A chứa NO (x mol)
2NO + O2 —> 2NO2
x…….0,5x………….x
2NO2 + 2NaOH —> NaNO3 + NaNO2 + H2O
—> V của C = 0,9632 + 1 – 22,4(x + 0,5x) = 1,29
—> x = 0,02
Hai khí còn lại trong A có phân tử khối U, V. Do A chứa 2 khí có cùng số mol nên:
TH1: NO (0,02 mol), U (0,02 mol) và V (0,003 mol)
—> mA = 0,02.30 + 0,02U + 0,003V = 0,772
—> 20U + 3V = 172
—> U = 2 (H2) và V = 44 (N2O) là nghiệm phù hợp.
Vậy A chứa NO (0,02); H2 (0,02) và N2O (0,003)
Bảo toàn electron —> 2nMg = 0,02.3 + 0,02.2 + 0,003.8
—> nMg = 0,062
—> mMg bị hòa tan = 1,488
TH2: NO (0,02 mol), U (0,0115 mol) và V (0,0115 mol)
—> mA = 0,02.30 + 0,0115U + 0,0115V = 0,772
—> U + V = 14,96: Loại
Ad cho em hỏi là sao bài này lại không có phương trình 4NO2+O2+2H2O—->4HNO3 thế ạ?