Thủy phân hoàn toàn 42,38 gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit mạch hở trong dung dịch KOH 28% (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi Y nặng 26,2 gam và phần rắn Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được K2CO3 và 152,63 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho 0,15 mol X vào dung dịch Br2 trong CCl4, số mol Br2 phản ứng là
A. 0,18 B. 0,21 C. 0,24 D. 0,27
Câu 2. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,24 mol Br2 trong CCl4. Giá trị của a là
A. 0,24 mol. B. 0,12 mol. C. 0,15 mol. D. 0,18 mol.
Câu trả lời tốt nhất
Đặt nX = x —> nKOH = 3x và nC3H5(OH)3 = x
mKOH = 168x —> mH2O = 432x
mY = 432x + 92x = 26,2 —> x = 0,05
Quy đổi muối thành HCOOK (0,15), CH2 (u) và H2 (v)
m muối = 0,15.84 + 14u + 2v = mX + mKOH – mC3H5(OH)3
nK2CO3 = 0,075
mCO2 + mH2O = 44(u + 0,15 – 0,075) + 18(u + v + 0,15.0,5) = 152,63
—> u = 2,41; v = -0,08
Tỉ lệ: 0,05 mol X tác dụng tối đa với 0,08 mol Br2
—> 0,15 mol X tác dụng tối đa với 0,24 mol Br2
Câu 2:
Tỉ lệ: 0,05 mol X tác dụng tối đa với 0,08 mol Br2
—> a mol X tác dụng tối đa với 0,24 mol Br2
—> a = 0,15
Thưa thầy, e btkl ra m muối =62,98 rồi btkl tiếp tính ra nO2=3,125 rồi tính nCO2,nH20 ở pu đốt cháy muối không ra ạ
thầy ơi thầy cho e hỏi là cô cạn cạn nước ko bị bay hơi ah. Y sao vẫn có nước vậy ah
Đặt công thức chung của chất béo là (CnHmCOO)3C3H5 (a mol) trong đó m = 2n + 1 – 2k (k là độ bất bão hòa của gốc hidrocacbon)
=> nKOH = 3a (mol) và nglixerol = a (mol)
=> mKOH = 168a (g)
=> mH2O = 432a (g)
=> m hơi = m glixerol + mH2O => 92a + 432a = 26,2 => a = 0,05 mol
=> nCnHmCOOK = 3a = 0,15 mol
Ta có: mX = 0,05.(36n + 3m + 173) = 42,38 (1)
Đốt Z: nK2CO3 = 0,5nCnHmCOOK = 0,075 mol
BT “C”: nCO2 = nC – nK2CO3 = 0,15(n+1) – 0,075 = 0,15n + 0,075 (mol)
BT “H”: nH2O = 0,075m (mol)
mCO2 + mH2O = 152,63 => 44(0,15n + 0,075) + 18.0,075m = 152,63 (2)
Giải (1) và (2) => n = 241/15 và m = 481/15
Thay vào (*) => k = 8/15
nBr2 = 3k.nX = 0,24 mol