Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa hai triglixerit X và Y trong dung dịch NaOH (đun nóng, vừa đủ), thu được 3 muối C15H31COONa, C17H33COONa, C17H35COONa với tỉ lệ mol tương ứng 2,5 : 1,75 : 1 và 6,44 gam glixerol.
Câu 1. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 47,488 gam E cần vừa đủ a mol khí O2. Giá trị của a là
A. 4,254. B. 5,370. C. 4,100. D. 4,296.
Câu 2. Phần trăm khối lượng của triglixerit có phân tử khối thấp hơn trong E là:
A. 42,05%. B. 57,95%. C. 41,96%. D. 58,04%.
Câu trả lời tốt nhất
nC3H5(OH)3 = 0,07
nC15H31COONa = 2,5e; nC17H33COONa = 1,75e; nC17H35COONa = e
—> nNaOH = 2,5e + 1,75e + e = 0,07.3
—> e = 0,04
Câu 1.
Quy đổi E thành C3H5(OH)3 (0,07), HCOOH (0,21), CH2 (2,5e.15 + 1,75e.17 + 17e = 3,37), H2 (-1,75e = -0,07) và H2O (-0,21)
—> mE = 59,36 và nO2 = 0,07.3,5 + 0,21.0,5 + 3,37.1,5 – 0,07.0,5 = 5,37
—> Đốt 47,488 gam E cần nO2 = 5,37.47,488/59,36 = 4,296
Câu 2.
Các muối: C15H31COONa (0,1), C17H33COONa (0,07), C17H35COONa (0,04)
Dễ thấy nC17H33COONa = nE nên X, Y đều chứa 1 gốc C17H33COO-
nC15H31COONa = 0,1 > nE —> X chứa 2 gốc và Y chứa 1 gốc C15H31COO-
—> Gốc C17H35COO- còn lại là của Y
X là (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5: 0,03 mol
Y là (C15H31COO)(C17H33COO)(C17H35COO)C3H5: 0,04 mol
—> %X = 42,05%
thầy ơi sao mình tính được số mol X (0,03) , Y (0,04) vậy ạ
Tình huống 2 thì sao giáo sư ơi:
X là (C15H31COO)2(C17H33COO)C3H5: 0,05 mol, 832 đvC
Y là (C17H33COO)(C17H35COO)2C3H5: 0,02 mol, 888 đvC
Thầy ơi. Chỗ nCH2 làm sao mình tính ra vậy thầy? Thầy chỉ em với ạ.