Thủy phân hoàn toàn một hexapeptide M thu được Ala, Arg, Glu, Ile, Phe và Tyr. Các peptide E (chứa Tyr, Arg) và G (chứa Arg, Glu, Tyr) được tạo thành trong số các sản phẩm thủy phân không hoàn toàn M. Dùng 2,4-dinitrofluorobenzene xác định được amino acid đầu N là Ala. Thủy phân M nhờ tripsin thu được tripeptide A (chứa Phe, Ala, Arg) và một chất B.
a) Xác định thứ tự liên kết của các amino acid trong E, G, A và M. Biết tripsin là enzyme đặc hiệu xúc tác cho phản ứng thủy phân liên kết peptide bằng cách tác động lên đầu các nhóm carboxyl của các amino acid cơ bản như Lys và Arg.
b) Giá trị pH mà khi đó amino acid có nồng độ ion lưỡng cực là cực đại được gọi là điểm đẳng điện (kí hiệu là pI). Khi pH < pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng cation, còn khi pH > pI thì amino acid đó tồn tại chủ yếu ở dạng anion. Cho các giá trị p của các chất sau:
Chất……. Glycine…… Glutamic acid…….. Lysine
pI……………. 6,0………….. 3,2…………….. 9,7
Đặt hỗn hợp amino acid gồm glycine, lysin và glutamic acid ở pH = 6,0 vào trong một điện trường. Hãy nêu và giải thích sự dịch chuyển của các amino acid về các điện cực.
Câu trả lời tốt nhất
(a)
Thủy phân hoàn toàn một hexapeptide M thu được 6 α-amino acid nên mỗi α-amino acid chỉ xuất hiện 1 lần.
Ala là đầu N của M nên Ala cũng là đầu N của A.
Enzym tripsin phân cắt các liên kết peptide tạo bởi nhóm cacboxylic của Arg, Lys nên A là Ala-Phe-Arg
—> E là Arg-Tyr và G là Arg-Tyr-Glu
—> M là Ala-Phe-Arg-Tyr-Glu-Lys
(b)
Gly có pI = pH = 6 nên Gly tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, không dịch chuyển trong điện trường.
Glu có pI = 3,2 < pH = 6 nên Glu tồn tại ở dạng anion và di chuyển về phía cực dương trong điện trường.
Lys có pI = 9,7 > pH = 6 nên Lys tồn tại ở dạng cation và di chuyển về phía cực âm trong điện trường.