Tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp gồm NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 19,6. B. 29,4. C. 25,2. D. 16,8.
Câu trả lời tốt nhất
ne = It/F = 0,44
Tại anot thu được 0,15 mol khí, bao gồm Cl2 (a mol) và O2 (b mol)
—> a + b = 0,15 và ne = 2a + 4b = 0,44
—> a = 0,08 và b = 0,07
Vậy ban đầu nNaCl = 0,16 và nCu(NO3)2 = 0,2. Dung dịch sau điện phân chứa Na+ (0,16), NO3- (0,4) —> nH+ = 0,24
Vì nH+ = 4nNO —> nNO = 0,06
Bảo toàn electron —> nFe pư = 0,09
Vậy m – 0,09.56 = 0,8m
—> m = 25,2
tại răng Fe3+ chỉ tác dụng với Fe dư mà không tác dụng với Cu sinh ra từ dung dịch sau điện phân
tại sao ko thể tính trực tiếp số mol H+ từ nO2(nH+=4nO2) ạ
Anh ơi sao dung dịch sau điện phân lại Ko có OH- vậy ạ,cái OH- mà ra từ phản ứng điện phân nước từ catot í ạ