Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội. Phát biểu nào sau đây không đúng? Cho các phát biểu sau:
A. Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
B. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
C. Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl là để kết tinh muối natri của các axit béo.
D. Mục đích chính của việc thêm nước cất trong quá trình tiến hành thí nghiệm để tránh nhiệt phân muối của các axit béo.
Câu 2. Có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.
(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa.
(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
B. Nên thay bát sứ bằng xoong nhôm hoặc chén nhôm để quá trình sản xuất xà phòng đạt hiệu suất cao hơn.
C. Ở bước 2, xảy ra phản ứng thủy phân chất béo, tạo thành glycerol và muối sodium của acid béo
D. Sau bước 3, thấy có một lớp dày đóng bánh màu trắng nổi lên trên, lớp này là muối của acid béo hay còn gọi là xà phòng.
Câu trả lời tốt nhất
A. Đúng
B. Đúng, xà phòng có tỉ khối nhỏ hơn nên nổi lên.
C. Đúng, dung dịch NaCl bão hòa có tỉ khối lớn hơn xà phòng, mặt khác xà phòng lại ít tan trong dung dịch NaCl nên khi thêm vào xà phòng sẽ nổi lên.
D. Sai, thêm H2O để phản ứng thủy phân xảy ra. Mặt khác, H2O làm hỗn hợp không bị khét.
Câu 2.
(a) Sai, sau bước 1 chưa có phản ứng gì.
(b) Đúng
(c) Sai, thêm NaCl bão hòa để tăng tỉ khối hỗn hợp đồng thời hạn chế xà phòng tan ra.
(d) Đúng, chất lỏng còn lại chứa C3H5(OH)3
(e) Đúng
Câu 3.
A. Đúng, chất lỏng còn lại chứa C3H5(OH)3:
C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 —> [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O
B. Sai, do phản ứng xà phòng hóa xảy ra trong môi trường kiềm nên xoong, chén nhôm sẽ bị thủng:
Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
C. Đúng:
(RCOO)3C3H5 + NaOH —> RCOONa + C3H5(OH)3 (R- là gốc hydrocarbon trong acid béo)
D. Đúng, xà phòng có thành phần chính là RCOONa ở phản ứng trên.
ad cho em hỏi là tại sao lại thêm Nacl lúc nóng mà ko để nguội r thêm
Nếu thay chất béo bằng etyl axetat hiện tượng quan sát được giống nhau là sai hay đúng ạ?
cho em hỏi nếu đề cho sau bước 1 thu được chất lỏng phân lớp có đúng ko ạ. em đang băn khoăn vì nếu là mỡ động vật thì ko thể gọi là chất lỏng chung đc vì mỡ động vật rắn.
cho em hỏi có phải sau bước 2 là dung dịch đồng nhất không ạ
– (1) Ở bước 2 thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
– (2) Sau bước 2 phần dung dịch hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
-(3) Sau bước 3 các chất trong ống sứ tách thành 2 lớp, xà phòng ở phía dưới bát sứ.
-(4) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
Số phát biểu sai là:
Câu này đề Quỳnh Thọ key 2 là sai những câu nào ạ
Ko phải ko có H2O thì muối của Axit béo bị nhiệt phân ạ ?