Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng cùng nồng độ và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm như nhau. Quan sát bọt khí thoát ra.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh tốc độ bọt khí thoát ra ở 2 ống.
Cho các phát biểu sau:
(a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(c) Bọt khí thoát ra ở 2 ống tốc độ là như nhau.
(d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
(e) Ở bước 1, nếu thay kim loại kẽm bằng kim loại sắt thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
(g) Ở bước 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, bọt khí thoát ra ở ống nghiệm 2 nhanh hơn so với ống 1.
(b) Sau bước 2, trong ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hóa học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(c) Số mol khí thoát ra ở hai ống là bằng nhau.
(d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hóa thành Zn2+.
(e) Ở bước 1: lúc đầu khí thoát ra nhanh sau chậm dần, có bọt khí bám lên bề mặt viên kẽm.
(g) Nếu ở bước 2 thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch Al2(SO4)3 thì khí thoát ra sẽ nhanh hơn.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu trả lời tốt nhất
Bước 1: Bọt khí thoát ra nhanh, sau đó chậm dần.
Bước 2: Ống 1 rất chậm, ống 2 khí thoát rất nhanh.
(a) Đúng, ở ống 1 H2 thoát ra bao quanh viên Zn đã ngăn cản tiếp xúc giữa Zn và axit nên phản ứng chậm. Ở ống 2 bọt H2 xuất hiện chủ yếu ở những vụn Cu nên Zn tiếp xúc tốt với axit, phản ứng xảy ra nhanh.
(b) Sai, cả 2 ống đều có ăn mòn hóa học. Riêng ống 2 có thêm ăn mòn điện hóa.
(c) Sai
(d) Đúng
(e) Đúng
(g) Sai, dùng MgSO4 thì không có ăn mòn điện hóa.
Câu 2.
(a) Đúng
(b) Sai, cả 2 ống đều có ăn mòn hóa học. Riêng ống 2 có thêm ăn mòn điện hóa.
(c) Đúng, lượng axit bằng nhau thì khí thoát bằng nhau
(d) Đúng
(e) Đúng
(g) Sai, thay CuSO4 bằng Al2(SO4)3 thì không có ăn mòn điện hóa.