Trộn 2 dung dịch AgNO3 0,44M và Pb(NO3)2 0,36M với thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Cho 0,828 gam Al vào 100ml dung dịch A thu được chất rắn B và dung dịch C
a. Tính khối lượng của B
b. Cho 20 ml dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được 0,936 gam kết tủa. Tính CM NaOH
c. Cho chất rắn B vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 6,046 gam chất rắn D. Tính % khối lượng các chất trong D
a.
nAgNO3 = 0,05.0,44 = 0,022
nPb(NO3)2 = 0,05.0,36 = 0,018
nAl = 23/750
Al + 3AgNO3 —> Al(NO3)3 + 3Ag
0,022/3…0,022………………..0,022
2Al + 3Pb(NO3)2 —> 2Al(NO3)3 + 3Pb
0,012….0,018…………………………0,018
mB = mAg + mPb + mAl dư = 0,022.108 + 0,018.207 + 0,828 – 27(0,022/3 + 0,012) = 6,408
b.
Dung dịch C chứa Al(NO3)3 (29/1500 mol)
nAl(OH)3 = 0,012
TH1: Al(OH)3 chưa bị hòa tan
Al(NO3)3 + 3NaOH —> Al(OH)3 + 3NaNO3
……………….0,036…….0,012
—> CM = 1,8M
TH2: Al(OH)3 đã bị hòa tan
Al(NO3)3 + 3NaOH —> Al(OH)3 + 3NaNO3
29/1500….0,058……….29/1500
nAl(OH)3 bị hòa tan = 29/1500 – 0,012 = 11/1500
Al(OH)3 + NaOH —> NaAlO2 + 2H2O
11/1500…..11/1500
—> nNaOH tổng = 0,058 + 11/1500 = 49/750
—> CM = 49/15
c.
Chất rắn B (6,408 gam) gồm Al dư (17/1500); Pb (0,018); Ag (0,022)
Do mB < mD nên Al phản ứng hết; Pb đã phản ứng.
2Al + 3Cu(NO3)2 —> 2Al(NO3)3 + 3Cu
17/1500………………………………..0,017
Pb + Cu(NO3)2 —> Pb(NO3)2 + Cu
x………………………………………..x
mD = 64(x + 0,017) + 207(0,018 – x) + 108.0,022 = 6,046
—> x = 0,008
Vậy D gồm Cu (0,025); Ag (0,022); Pb dư (0,01)