Trộn bột nhôm với một oxit sắt thu được hỗn hợp X. Nung nóng X trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 phản ứng vừa đủ với 680ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z và còn lại 13,44 gam chất rắn không tan.
- Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng vừa đủ thu được 7,168 lít khí NO(đktc), là sản phẩm khử duy nhất
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức của oxit sắt là
A. Fe3O4
B. FeO hoặc Fe2O3
C. Fe2O3
D. Fe3O4 hoặc Fe2O3
Nếu Al hết thì Y chứa Al2O3, FexOy và Fe. Quy đổi FexOy, Fe thành Fe (a) và O (b)
—> 56a + 16b = 13,44
và 2a = 2b + 0,32.3 hoặc 3a = 2b + 0,32.3
Hệ vô nghiệm. Vậy Al dư, oxit sắt bị khử hết
nAl ban đầu = nNaOH = 0,34
Chất rắn không tan trong NaOH là Fe (0,24 mol)
TH1: Bảo toàn electron: 3nAl dư + 3nFe = 3nNO
—> nAl dư = 0,08 —> nAl2O3 = 0,13 —> nO = 0,39
—> Fe : O = 0,24 : 0,39 = 8 : 13: Loại
TH2: Bảo toàn electron: 3nAl dư + 2nFe = 3nNO
—> nAl dư = 0,16 —> nAl2O3 = 0,09 —> nO = 0,27
—> Fe : O = 0,24 : 0,27 = 8 : 9: Loại