Trộn đều m gam hỗn hợp X gồm Al và FexOy, rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng kết thúc được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần A và B có khối lượng không bằng nhau.
Phần A nặng 33,48 gam được hoà tan hết trong dung dịch HCl dư, tuy 9,408 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn) bay ra.
Phân B được chia làm hai phần bằng nhau B1 và B2. Cho B1 vào bình chứa dung dịch FeCl2 dư, sau khi phản ứng kết thúc,khối lượng phần không tan tăng lên so với B1 là 1,71 g. Cho B2 vào bình chứa dung dịch CuCl2 dư. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng phần không tan tăng lên so với B2 là 4,23 g.
a) Xác định FexOy và giá trị m.
b) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp Y.
Câu trả lời tốt nhất
B1 tác dụng với FeCl2 nên Al dư —> Oxit sắt hết.
Phần B1 (hoặc B2) chứa Al (a), Fe (b), Al2O3 (c)
B1 với FeCl2 dư —> nFe2+ phản ứng = 1,5a
m tăng = 56.1,5a – 27a = 1,71 —> a = 0,03
B2 với CuCl2 dư —> nCu2+ phản ứng = 1,5a + b
m tăng = 64(1,5a + b) – 27a – 56b = 4,23
—> b = 0,27
Phần A chứa Al (0,03k), Fe (0,27k) và Al2O3 (kc)
nH2 = 1,5.0,03k + 0,27k = 0,42 —> k = 4/3
mA = 27.0,03k + 56.0,27k + 102kc = 33,48
—> c = 0,09
nFe : nO = b : 3c = 1 : 1 —> Oxit là FeO
mX = mY = mA + mB1 + mB2 = 10mB1/3 = 83,7
Y chứa:
mAl = 10.27a/3 = 2,7
mFe = 10.56b/3 = 50,4
mAl2O3 = 10.102c/3 = 30,6