Thực hiện thí nghiệm sau:
• Bước 1: Rót vào cốc thuỷ tinh thứ nhất, cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba khoảng 20 mL nước (khoảng ½ cốc), thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào mỗi cốc và đặt lên giá đỡ.
• Bước 2: Bỏ vào cốc thuỷ tinh thứ nhất một mẫu sodium (Na) nhỏ bằng hạt gạo; cốc thuỷ tinh thứ hai một mẫu kim loại magnesium (Mg) và cốc thuỷ tỉnh thứ ba một mẫu kim loại aluminium (Al) vừa cạo sạch lớp vỏ oxide.
• Bước 3: Đun nóng nhẹ cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba.
a) Ở bước 2, mẫu sodium trong cốc thuỷ tinh thứ nhất nổi trên mặt nước và tan dần, dung dịch chuyển sang màu hồng.
b) Sau bước 3, cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba đều có màu hồng.
c) Sau bước 2, các mẫu magnesium và aluminium trong các cốc thuỷ tinh đều chìm xuống đáy cốc.
d) Các thí nghiệm trên chứng tỏ khả năng phản ứng của sodium > magnesium > aluminium.
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng: Na + H2O —> NaOH + ½H2
Phản ứng mãnh liệt làm Na nóng chảy thành giọt tròn, bọt khí H2 thoát ra mạnh làm Na nổi và chạy trên mặt nước. Sản phẩm NaOH làm dung dịch có màu hồng.
(b) Sai, cốc thứ 2 có màu hồng nhưng nhạt hơn cốc 1, cốc 3 không có màu hồng:
Mg + 2H2O —> Mg(OH)2 + H2
Phản ứng xảy ra chậm và Mg(OH)2 là chất điện li yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
Al cũng phản ứng với H2O nhưng kết tủa Al(OH)3 dạng keo ngăn Al tiếp xúc với H2O nên phản ứng dừng lại. Lượng rất nhỏ Al(OH)3 tạo ra (dạng màng mỏng) là không đủ để phenolphthalein chuyển màu.
(c) Đúng, do phản ứng chậm (Mg) và phản ứng không đáng kể (Al) nên lượng H2 thoát ra không đủ để nâng đỡ các kim loại này nổi trên mặt nước như Na và chúng chìm xuống.
(d) Đúng