Trong quá trình lên men tinh bột thành ethanol, nấm men là chất xúc tác giúp chuyển hóa glucose thành ethanol và khí CO2 trong điều kiện yếm khí (không có oxygen), quá trình lên men tỏa nhiệt. Từ 300 gam glucose, thực hiện quá trình lên men rượu trong phòng thí nghiệm, kết quả biểu diễn theo đồ thị sau:
Kết quả nghiên cứu nhận thấy:
• Tốc độ phản ứng tăng lên và dung dịch trở nên đặc và nhiệt độ dung dịch tăng dần.
• Sau ngày thứ 10, phản ứng hầu như dừng lại mặc dù trong dung dịch vẫn còn glucose chưa bị chuyển hóa hết.
a) Ngoài ethanol (C2H5OH), trong quá trình lên men, có thể sinh ra các sản phẩm phụ như acetaldehyde (CH3CHO), acetic acid (CH3COOH) hoặc ethyl acetate (CH3COOC2H5) tùy theo các điều kiện của quá trình lên men.
b) Từ 300 gam glucose, sau 12 ngày thực hiện quá trình lên men rượu trong phòng thí nghiệm thì thu được 2 mol ethyl alcohol.
c) Hiệu suất của quá trình lên men tại ngày thứ 10 là 85%.
d) Phương trình lên men tinh bột là: C6H12O6 (men rượu) → 2C2H5OH + 2CO2
Câu trả lời tốt nhất
(a) Đúng, các sản phẩm phụ sinh ra do C2H5OH bị oxi hóa hoặc ester hóa.
(b) Đúng
(c) Sai
nC2H5OH ngày thứ 10 = 2 —> nC6H12O6 phản ứng = 1
—> H = 1.180/300 = 60%
(d) Sai, tinh bột lên men qua 2 giai đoạn mới tạo ra C2H5OH ((C6H10O5)n —> C6H12O6 —> C2H5OH)