Mình suy nghĩ ntn mọi người xem có đúng không ạ ?
Do H2SO4 là axit mạnh nên nó là chất điện li mạnh nên các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn thành ion chứ không tồn tại ở dạng phân tử ;cộng thêm H2SO4 là axit nhiều nấc nên ta sẽ có pt điện li H2SO4 như sau:
H2SO4 → H+ + HSO4-;
HSO4- ⇌ H+ + SO42-
ở nấc 2, HSO4- phân li yếu ra H+ và SO4 (2-) do theo như sgk hóa 11 trang 10 thì “Nếu anion gốc axit còn hiđro có tình axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+”.
Trên đây là suy nghĩ của mình. Còn mình có tham khảo trên mạng thì thấy có chỗ viết là :
H2SO4 → H+ + SO4(2-) và nói rằng HSO4- phân li mạnh chứ ko phải phân li yếu.
Mọi người giải thích giúp mình được không ạ ?? Cảm ơn rất nhiều.
Câu trả lời tốt nhất
Những gì em biết đều chính xác, đó là H2SO4 có nấc thứ nhất phân ly hoàn toàn (→), nấc thứ hai phân ly một phần (⇌).
Tuy nhiên tùy cấp độ học và mức học, người ta có thể cho rằng H2SO4 phân ly hoàn toàn cả 2 nấc để giải toán.
Trong chương trình thi THPT, ta coi nó phân ly hoàn toàn.
Em cảm ơn thầy ạ. Thầy cho em hỏi thêm :vậy trong chương trình thpt thì các axit mạnh ( chất điện li mạnh ) khi hòa tan vào nước thì ta có thể coi nó phân li hoàn toàn để giải toán đúng không ạ ( nghĩa là có thể viết thẳng như H2SO4 → H+ + SO4 (2-) ) ? còn những chất axit yếu thì mới phải viết từng nấc ra đúng không ạ ?
Ad cho e hỏi là NaHSO4+Al(OH)3 có xảy ra ko ạ và hiện tượng khi cho NaHSO4 dư vô Ba(AlO2)2 là gì ạ