X là axit đa chức, Y và Z là hai este hai chức (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 9,84 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z thu được 0,41 mol CO2. Cho 9,84 gam T vào 170 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được 12,92 gam chất rắn E chứa ba muối và 2,82 gam hỗn hợp G gồm hai ancol no. Đốt cháy hoàn toàn E thu được Na2CO3, 10,34 gam CO2 và 1,89 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong T gần nhất với
A. 36,05%. B. 15,26%. C. 22,32%. D. 35,98%.
Câu trả lời tốt nhất
nNaOH = 0,17 —> nNa2CO3 = 0,085
Muối chứa COONa (u) và ONa (v)
nNaOH = u + v = 0,17 (1)
Đốt muối —> nCO2 = 0,235 và nH2O = 0,105
m muối = 12(0,235 + 0,085) + 0,105.2 + 32u + 16v + 0,17.23 = 12,92 (2)
(1)(2) —> u = 0,14; v = 0,03
—> nCOO-phenol = 0,03
Bảo toàn khối lượng:
mT + mNaOH = mE + mG + mH2O —> nH2O = 0,05
nH2O = nCOO-phenol + nCOOH —> nCOOH = 0,02
nCOO-Ancol = u – v – 0,02 = 0,09
—> nO(G) = 0,09
Bảo toàn C —> nC(G) = 0,09
G có nC = nO nên G gồm CH3OH (0,03) và C2H4(OH)2 (0,03)
X là A(COOH)2 (0,02/2 = 0,01)
A(COOP)(COOCH3): 0,03 mol
(BCOO)2C2H4: 0,03 mol
Muối gồm A(COONa)2 (0,04), BCOONa (0,06), PONa (0,03)
m muối = 0,04(A + 134) + 0,06(B + 67) + 0,03(P + 39) = 12,92
—> 4A + 6B + 3P = 237
Với A ≥ 0, B ≥ 1, P ≥ 77 —> A = 0, B = 1, P = 77 là nghiệm duy nhất.
X là (COOH)2: 0,01
Y là (HCOO)2C2H4: 0,03 —> %Y = 35,98%
Z là CH3OOC-COOC6H5: 0,03
thầy giải thích hộ em chỗ nCOO ancol với ạ , sao oxi của ancol tính được như thế ạ
Ad ơi cho e hỏi làm sao để bít muối có muối của phenol ạ ?
anh ơi, cái chỗ bảo toàn cacbon suy ra Nc(g)=0.09 kiểu gì thế ạ. Tại hỗn hợp ban đầu 1 cái là m gam đốt ra 0.41 Co2 một cái 9.84g ?
Anh giải thích sớm hộ em với ạ <3