(X) là một chất lỏng trong suốt không màu, có mùi hăng đặc trưng, trộn lẫn với nước với mọi tỉ lệ, dung dịch của (X) hòa tan trong nước là quỳ tím hóa đỏ. Chất (X) đã được phân lập từ loài kiến gỗ đỏ từ sau thế kỷ XVII. Thực hiện 3 thí nghiệm đối với chất (X) như sau:
• Thí nghiệm 1: Rót ít chất (X) vào ống nghiệm, cho tiếp dung dịch axit sunfuric đậm đặc vào bình rồi đậy chặt ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống thông khí bằng thủy tinh chịu nhiệt tốt (xem hình 1). Khi đun nhẹ ống nghiệm, quan sát thấy có khí (Y) không màu không mùi được giải phóng. Đốt cháy khí (Y) cho ngọn lửa có màu xanh lam và sinh ra khí (Z)
• Thí nghiệm 2: Rót một lượng nhỏ chất (X) vào ống nghiệm có chứa sẵn dung dịch thuốc tím đã axit hóa bởi axit sunfuric rồi đun nhẹ, màu của thuốc tím thay đổi và có khí (Z) tạo thành
• Thí nghiệm 3: Tiến hành đo tỉ trọng của hơi chất (X) so với không khí, từ giá trị đo được cho ta tính ra khối lượng mol lớn hơn rất nhiều so với giá trị khối lượng mol tính từ công thức phân tử của (X).
a) Lập luận để xác định các chất X, Y, Z và viết các phương trình xảy ra trong thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2.
b) Cần tuân thủ các quy tắc an toàn nào khi thực hiện thí nghiệm 1.
c) Giải thích kết quả thí nghiệm 3.
Câu trả lời tốt nhất
a.
X có tính axit, tan tốt, có trong loài kiến và tạo khí với H2SO4 đặc —> X là HCOOH
TN1: HCOOH —> CO + H2O (H2SO4 đặc, t°)
Khí Y là CO; khí Z là CO2:
2CO + O2 —> 2CO2
TN2:
5HCOOH + 2KMnO4 + 3H2SO4 —> 2CO2 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
b.
TN1 tạo khí độc CO không mùi, không vị nên cần làm ở chỗ thông gió, điều chế lượng CO nhỏ.
c.
HCOOH có liên kết H liên phân tử nên phân tử khối đo được của HCOOH lớn hơn nhiều so với phân tử khối tính từ công thức phân tử.